Tác hại khi cho trẻ ngủ võng

Ảnh hưởng đến não bộ của bé khi còn sớm

Nhiều mẹ thường đung đưa võng để dỗ ngon dỗ ngọt bé cưng ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Thật ra, cách này ko tốt mà còn gây nhiều tác động tới sức khỏe của bé, bởi hệ não bộ của trẻ lọt lòng chưa hoàn thiện và chắc chắn như người trưởng thành. Chỉ cần các chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng tới giai đoạn phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể làm cho trẻ mắc hội chứng rung lắc, 1 dạng chấn thương não bộ. Khi trẻ bị tổn thương nặng thường khiến trí óc kém tăng trưởng, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, giảm nhãn quan.

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực

Cơ bản vì võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu đến các hoạt động của tim và phổi.

Cho trẻ ngủ võng có thể ảnh hưởng đến tim và phổi (Ảnh minh họa: Internet)

Ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp

Nếu được vận động, co duỗi thường xuyên thì cơ bắp trẻ sẽ phát triển, nở nang. Trong khi đó, trẻ nằm võng thường bị chèn ép chân, tay hoặc vẹo đầu, vẹo cổ,… Đây là những tư thế khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một vị trí, lưu lượng máu không điều hòa, khiến cơ bắp và não bộ phát triển kém. Đây là nguyên nhân khiến con còi cọc hơn các bạn cùng trang lứa.

Việc ngủ võng đối với trẻ sơ sinh thật sự không mang đến lợi ích. Vì vậy, bố mẹ cần hạn chế tập cho trẻ có thói quen này. Nên cho trẻ ngủ trên giường phẳng sẽ tốt hơn nhiều đối với sự phát triển trí não lẫn thể chất cho bé yêu.