Trẻ em, trẻ sơ sinh hay mút tay là biểu hiện bình thường trong tiến trình phát triển mỗi ngày của trẻ. Nhiều người cho rằng, trẻ có hành động này thì sau này sẽ thông minh, lanh lợi. Nhưng sự thật quan niệm trẻ mút tay thông minh hay không thì chắc chắn các cha mẹ vẫn chưa hiểu rõ.

Trẻ sơ sinh mút tay có thông minh không?

Trẻ mút tay giúp kích thích não bộ phát triển và trẻ đang lớn từng ngày

Bắt đầu đến tháng thứ 3 sau sinh, trẻ nhỏ sẽ có một vài thói quen như mút tay, ngậm tay. Và trẻ còn xem đó là một thú vui bởi cha mẹ sẽ thấy trẻ luôn vui vẻ, tươi cười. Đừng bận tâm khi thấy con mình mút tay, cấm đoán hành động này, bởi nó không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ sau này.

Thói quen mút tay sẽ giúp kích thích các giác quan, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin, hỗ trợ phát triển não bộ của trẻ.

Không chỉ vậy, ngậm và mút ngón tay còn giống như trò chơi tiêu khiển của trẻ. Khi đó, trẻ thấy vui vẻ, sảng khoái và nó có tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ sau này. Đồng thời, mút tay còn là biểu hiện của việc trẻ buồn ngủ, tức giận, sợ hãi và mẹ cần chú ý để chăm sóc trẻ tốt hơn.

Như vậy, mút tay là biểu hiện cho thấy não bộ của trẻ đang phát triển mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng không nên kích thích trẻ mút tay nhiều vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trẻ mút tay có gây hại gì không?

Hiện tượng mút tay của trẻ sẽ tự động cải thiện và mất đi khi trẻ lớn lên. Nếu qua tháng thứ 6 trẻ vẫn còn mút tay là do thói quen ở giai đoạn trước đó. Đây cũng là biểu hiện cho thấy trẻ phát triển chậm hơn so với bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ hãy yên tâm vì dù trẻ phát triển chậm về kỹ năng nhưng không có ý nghĩa là bị kém thông minh. Giai đoạn này trẻ mút tay có thể là do trẻ không muốn ăn hoặc đang làm nũng mẹ.

Khi đến 1 tuổi thì tật mút tay sẽ mất đi, nếu giai đoạn này trẻ còn biểu hiện ngậm, mút tay thì có thể do sở thích, cảm thấy dễ chịu và giảm đi cơn đói.

Có nhiều bất lợi khi trẻ ngậm mút tay như khi răng mọc, nướu và lợi bị sưng ngứa, nếu trẻ ngậm, mút tay có thể tự cắn vào tay của mình. Ngoài ra, trẻ hay mút tay, vi khuẩn từ tay sẽ xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cũng không ít trường hợp trẻ mút tay là do khó chịu, bực dọc, nóng trong người. Do đó cha mẹ hãy kiểm tra xem con mình có bị bệnh gì không.

Việc nên làm khi trẻ mút tay

Tắm rửa, vệ sinh tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn hại khi trẻ mút tay

Trẻ sơ sinh mút tay là biểu hiện bình thường cho nên cha mẹ cũng không nên cấm đoán bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. Do đó, trước tiên, cứ để trẻ làm theo ý thích nhưng hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các ngón tay, cắt móng trẻ thường xuyên để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Mẹ cần cho con bú đầy đủ để tránh trẻ bị đói dẫn tới thói quen mút tay. Khi trẻ mút tay, mẹ hãy cố gắng trò chuyện, nô đùa để trẻ phân tâm và không còn mút tay nữa.

Như vậy, trẻ mút tay sẽ không gây bất lợi đến sự phát triển của cơ thể khi cha mẹ biết cách chăm sóc con hợp lý và đầy đủ. Nếu thấy các biểu hiện bất thường thì cần đến cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời là tốt nhất.