Sống chung trước hôn nhân có phải là sự lựa chọn đúng đắn?
Nổi lên như một trào lưu
Trong những năm gần đây, giới trẻ ngày càng mạnh dạn hơn trong việc biểu hiện tình cảm. Họ có cách sống và cái nhìn thoáng hơn và sống thử nổi lên như một làn sóng mới được rất nhiều các bạn trẻ đón nhận. Tuy nhiên được hay mất sau khi sống thử vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.
Các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng nhưng họ lại không tổ chức hôn lễ hay không đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, còn nếu thấy không phù hợp thì họ sẽ chia tay nhau và không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là "sống thử", hiện tượng này đã trở thành một thứ "mốt" trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ những công nhân sống xa nhà mà còn có cả những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường.
Bởi cái nhìn thoáng của các bạn trẻ, họ muốn gần gũi với nhau nhiều hơn, ngoài những buổi gặp đi chơi thì sống chung với nhau cũng xem như là một cách để tăng tình cảm, hiểu sâu hơn con người của nhau.
Sự trải nghiệm trước hôn nhân
Chị Hà (22 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về vấn đề này: "Mình và người yêu đã quyết định chọn sống thử vì đây cũng là vấn đề bình thường, hai người sống chung với nhau để biết xem nửa kia của mình là người người như thế nào, vì nếu không hợp thì sau này cuộc sống hôn nhân cũng sẽ lục đục. Nên sống thử để biết qua đó cũng sửa đổi để có thể chính thức thành vợ chồng". Cô gái trẻ còn cho biết thêm, việc sống chung với nhau khiến cô thoải mái chia sẻ những quan điểm hay những vấn đề cá nhân cũng như áp lực công việc mà cô trải qua. Có người tâm sự mỗi ngày khiến tâm trạng cô được thoải mái hơn.
Với cái nhìn cởi mở, chị Mai (25 tuổi, Hà nội) cho biết: "Sống thử không hẳn là xấu, mục đích của cả hai đứa chọn ở chung là muốn có thêm thời gian bên nhau. Ngày xưa mỗi tuần chỉ được gặp nhau 1 hoặc 2 lần trong tuần vì tính chất công việc mà cũng chỉ gặp nhau mỗi buổi tối, như thế không đủ. Thậm chí lâu ngày không gặp thì đôi bên đều xảy ra tranh cãi, không thể hiểu được! Nhưng từ khi ở với nhau bọn mình lại thấy hạnh phúc hơn, hầu như không hề xảy ra xung đột. Bên cạnh đó còn để chia sẻ chi phí sinh hoạt khi vừa ra trường còn chưa ổn định tài chính".
Việc chấp nhận sống cùng nhau trước hôn nhân đôi khi cũng là lựa chọn phù hợp để giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ chu toàn cho nhau hơn. Hôn nhân là một chặng đường dài và chắc chắn ta sẽ phải đối diện với những thay đổi, khó khắn, thách thức. Do đó, việc chuẩn bị kỹ càng về mặt tinh thần cũng là một cái lợi. Sống thử trước hôn nhân cũng là thời gian để ta thích nghi và biết được bản thân đang có những thiếu sót gì cần sửa đổi trước khi thành vợ chồng.
Được thì ít mà mất thì nhiều?
Khi các bạn trẻ suy nghĩ quá thoáng, cứ yêu nhau là về ở với nhau, không tính toán thì đôi lúc cũng sẽ xảy ra nhiều bất cập không đáng có.
"Khoảng thời gian đầu bọn e khá vui, được làm mọi thứ cùng nhau, tình cảm cứ vun vén và em cũng cảm thấy mình như một người vợ thực thụ. Nhưng lâu dần lại có nhiều vấn đề phát sinh, vừa là vấn đề tiền bạc rồi sinh hoạt của cả hai lại khác nhau quá nhiều. Cứ mặc định công việc nhà là do em làm, từ nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa,...Còn anh chỉ đi làm và đến giờ về là có ‘cơm bưng nước rót’" - chị Phương buồn bã nói.
Sống thử có thể khiến hai người yêu nhau dễ thất vọng về nhau, cuối cùng tình yêu đổ vỡ, ảnh hưởng tinh thần rất lớn. Đó là chưa kể xảy ra sự cố mang thai ngoài ý muốn.
Vấn đề tiền bạc cũng là một vấn đề khá nhạy cảm, thường thì bạn nam sẽ chịu trách nhiệm về chuyện này, tuy nhiên khi có thêm một người nữa vào thì sẽ tạo áp lực rất lớn nên lâu dài gây ra xung đột cũng là một điều khó tránh khỏi. Chưa kể, phần lớn các phụ huynh sẽ không đồng tình lối sống này.
Bất kì vấn đề nào cũng xã hội cũng có mặt tốt-xấu của nó và sống thử cũng như vậy, nếu quyết định sống chung với nhau thì cần phải chuẩn bị tinh thần để lường trước những hệ luỵ mà nó đem lại và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của mình.
Dâu trẻ bị mất 5 chỉ vàng, vài ngày sau mẹ chồng lầm lũi mang trả, đúng vào phút chót,...
Sau chuyện này, em muốn bù đắp cho mẹ chồng nhưng không biết làm thế nào để mẹ con hòa hợp hơn, các chị chỉ em vài cách với.
Không thấy con dâu được trao vàng cưới, mẹ chồng bĩu môi chê nhà gái, tàn tiệc lại muối mặt...
Vậy mới nói nhiều mẹ chồng bây giờ vẫn còn vật chất quá, điển hình là mẹ chồng em. Chắc chắn sau đợt này, bà sẽ không bao giờ đánh giá gia đình em qua vẻ bề ngoài nữa.
Chồng tức giận vì mất đôi giày , vợ gặng hỏ rồi 'chết lặng' khi biết mình đã gây ra...
Đến lúc này, tôi mới đồng cảm với chồng. Không ngờ anh lại có tâm sự như vậy. Bây giờ tôi rất muốn bù đắp cho chồng, nếu tôi mua một đôi giày y hệt như vậy, liệu tâm trạng anh sẽ khá hơn chứ?
Ngày sinh nhật, vợ nhận được một món quà bất ngờ từ chồng nhưng lại hãi khi thấy thứ...
Chuyện đến nước này, tôi không biết phải giải quyết thế nào, bởi chắc chắn hai người họ vẫn còn qua lại. Tôi có nên đến gặp cô ta và yêu cầu cô ta buông tha cho chồng mình không?