Sinh con “thuận theo tự nhiên” : Lợi bất cập hại
Sinh con Thuận tự nhiên là gì?
Phương pháp sinh nở 'thuận tự nhiên' còn gọi tên khác là Liên sinh (Lotus birth), với tiêu chí không cắt dây rốn của bé sau sinh mà để rụng tự nhiên. Theo đó, sau khi sinh tự nhiên, dây rốn gắn liền rốn và nhau thai của bé không bị kẹp hoặc cắt đi, em bé ngay lập tức được đặt lên ngực/bụng của người mẹ.
Nhau thai được để trong bát hoặc bọc bằng khăn ướt, đặt gần mẹ và trẻ để tránh sự liên kết giữa mẹ và con xảy ra bất trắc trong khoảng hơn một giờ đồng hồ. Sau đó, nhau thai được bảo quản bằng cách rửa, sấy khô, sử dụng chất bảo quản và đặt gần em bé. Sau vài ngày ( thường 3-10 ngày), dây rốn sẽ rụng khỏi bụng em bé, phụ thuộc vào độ ẩm trong không khí.
Trong cuốn sách, Buckley đã viết: "Sự ra đời của liên sinh là điều hợp lý cho việc sinh con tự nhiên, chúng tôi tôn vinh nhau thai, nguồn cung cấp dưỡng chất đầu tiên của đứa trẻ".
Buckley cho biết việc cắt dây rốn của đứa con đầu khiến cô cảm thấy "lạ lùng và khó chịu", cảm giác giống như "cắt đi một ngón chân không xương". Điều lo lắng đó khiến cô quyết định sinh đứa con thứ 2 vào năm 1993. Sau khi đứa bé chào đời, Buckley đặt dây rốn vào một chiếc túi bằng vải nhung màu đỏ, cuối cùng dây rốn tự rụng sau 6 ngày. Trong suốt thời gian đó, bà và gia đình đã lau nhau thai bằng muối và tinh dầu oải hương 24 giờ mỗi lần.
Một số nghiên cứu cho thấy việc trì hoãn cắt dây rốn khoảng 30-60 giây sau khi sinh có thể có lợi cho trẻ sơ sinh.
Các nhà nghiên cứu thuộc Royal College of Obstetricians and Gynaecologists (RCOG), Anh, nhận thấy rằng thời gian trì hoãn ngắn này làm tăng mức độ hemoglobin ở trẻ sơ sinh và tăng lượng sắt dự trữ cho những tháng đầu của em bé. Đặc biệt ở những trẻ sinh non, điều này giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm nhu cầu truyền máu.
Tuy nhiên, tiến sĩ Schweizer khẳng định việc trì hoãn cắt dây rốn trong 60 giây khác hẳn so với việc để dây rốn tự khô và rụng tự do.
Liên sinh có thật sự "thuận tự nhiên"?
Xu hướng liên sinh lần đầu tiên được thực hiện vào năm 2008, sau đó các chuyên gia y tế nhanh chóng thử nghiệm và ngưng thực hành.
Đại học sản phụ khoa Hoàng Gia Anh đã từng đưa ra lời cảnh báo về những nguy hiểm của phương pháp liên sinh đối với sức khỏe của trẻ.
Người phát ngôn của trường đưa ra lời cảnh báo: "Nếu giữ lại nhau thai một thời gian sau khi sinh, trẻ có nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn từ nhau thaitruyền qua dây rốn. Chỉ một thời gian ngắn sau sinh, dây rốn ngưng đập, nhau thai không lưu thông máu và nó sẽ trở thành một mô chết. Nếu các bà mẹ lựa chọn phương pháp không cắt dây rốn dễ gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ".
Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về lợi ích của máu được lấy từ dây rốn của trẻ sơ sinh.
Điều khiến cho máu từ dây rốn này có giá trị đặc biệt vì nó có chứa một lượng lớn tế bào gốc được cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào máu. Tuy nhiên thời gian để trì hoãn việc cắt dây rốn sau khi sinh không nên quá 3 phút.
Việc tạm dừng thời gian ngắn sau khi sinh có thể giúp trẻ nhận thêm một lượng máu giàu ô xy.
Ở Anh, các bác sĩ sản khoa cũng đề nghị nên chờ ít nhất 30-60 giây sau khi sinh mới cắt dây rốn đề tăng sức khỏe cho trẻ sơ sinh.
Ở Mỹ, các bác sĩ thường cắt dây rốn trong vòng 15-20 phút sau sinh, trừ trường hợp trẻ bị sinh non.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.