Sau tết, sốt xuất huyết, sởi tiếp tục hoành hành, đã có một người tử vong
Sáng 15/2, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong – Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - cho biết, số lượng bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết gia tăng bất thường từ sau tết Kỷ Hợi 2019.
Nhập viện vì kiêng cữ khám bệnh ngày tết
Bị sốt từ ngày mùng 2 tết nhưng anh N.H.H. (24 tuổi, ở tỉnh Bạc Liêu) nghĩ cảm cúm thông thường, lại kiêng cữ ngày tết nên chỉ mua thuốc về uống. Hai ngày sau, anh vẫn sốt cao liên tục, không chịu nổi, anh H. đi bệnh viện.
Sau khi thăm khám, anh được bác sĩ chẩn đoán mắc sốt xuất huyết ở ngày thứ 5, sốt quá nặng, anh được chỉ định chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp tục điều trị.
Đang chăm con bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, chị Trần Thu Cúc (38 tuổi, ở An Giang) cho biết, bé N.V.D. 4 tuổi mệt mỏi, quấy khóc từ mùng 1 tết, sau đó sốt cao, nổi ban đỏ nhưng cả nhà không cho đi bệnh viện.
Người nhà nghĩ đầu năm đi bệnh viện, bé sẽ bệnh cả năm nên đợi qua đến mùng 3 mới đưa bé đi khám. Lúc này, bệnh sởi đã tiến triển nặng, các bác sĩ phải điều trị tích cực bé D. mới qua nguy hiểm.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong cảnh báo: “Các năm trước ở thời điểm này thì khoa Nhiễm D chỉ có 30-40 bệnh nhân điều trị; còn hiện tại số lượng bệnh nhân lên đến 50 ca. Khoa không đủ giường bệnh, chúng tôi buộc phải kê thêm giường ngoài hành lang để bệnh nhân có chỗ nằm.
Trong những ngày nghỉ tết Nguyên Đán vừa qua, bệnh nhân cũng liên tục nhập viện nên các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Nhiễm D phải căng mình làm việc”.
Kê thêm giường ngoài hành lang cho bệnh nhân
Thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM ghi nhận trong tháng 1/2019, bệnh viện tiếp nhận 1.690 bệnh nhân nhập viện điều trị sốt xuất huyết, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Trung tâm Y tế Dự phòng phát hiện 95% trường hợp mắc sởi chưa được tiêm ngừa vắc xin sởi
Riêng năm 2019 đến nay, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã có một bệnh nhân người lớn tử vong do sốt xuất huyết. Ngoài ra, có thêm 4 trường hợp nặng phải cho thở máy, tiến hành lọc máu.
Để giảm tình trạng quá tải, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phải kê thêm giường bệnh, đồng thời cho những bệnh nhân không có bệnh nền, không thừa cân béo phì hay chỉ mắc bệnh nhẹ sẽ được về nhà theo dõi và hẹn tái khám mỗi ngày.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, từ ngày 1/1/2019 đến ngày 10/2/2019, tính riêng trên địa bàn TP.HCM có 6.067 người dân phải nhập viện điều trị sốt xuất huyết.
Hơn 1.000 người mắc bệnh sởi, trong đó có 987 trẻ mắc sởi phải nhập viện điều trị. Mặc dù đang cuối mùa dịch 2018-2019 nhưng con số này vẫn đang cao so với cùng kỳ năm 2018.
Bác sĩ Lê Hồng Nga - Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM – cho hay, hiện tại, bệnh sởi đã có mặt tại tất cả 24 quận huyện. Số ca mắc sởi tập trung nhiều nhất ở quận Bình Thạnh, Thủ Đức, quận 7, huyện Bình Chánh...
Đặc biệt, qua khảo sát, Trung tâm Y tế Dự phòng phát hiện 95% trường hợp mắc sởi chưa được tiêm ngừa vắc xin sởi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...