Sáng 22/7: Ca COVID-19 tăng 21%, có phải do biến thể BA.4, BA.5?
Ca mắc COVID-19 tăng 21%
Bộ Y tế cho biết, số ca mắc COVID-19 ngày 21/7 lại tăng lên gần 1.300 cao hơn khoảng 100 ca so với hôm qua. Trong ngày có 4.999 bệnh nhân khỏi, gấp 4 lần số mắc mới; tiếp tục không có F0 tử vong.
Tại Việt Nam, số ca mắc của tuần này tăng tới 21% so với tuần trước. Liên tiếp trong 3 ngày gần đây (từ 19/7-21/7), mỗi ngày đều ghi nhận hơn 1.000 ca COVID-19 mới, trong đó riêng ngày 21/7, số ca mắc mới lên đến gần 1.300, cao nhất trong 47 ngày qua. Các ca mắc biến thể BA.4 và BA.5 đang gia tăng. Cùng đó biến thể phụ BA.2.12.1 cũng đã xuất hiện tại phía Nam.
Từ đầu tháng 6, TP HCM đã mở rộng hệ thống giám sát biến thể mới COVID-19 tại 22 quận, huyện và TP Thủ Đức nhằm phát hiện sớm biến thể mới. Hiện TP.HCM vẫn tiếp tục duy trì hệ thống giám sát này.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.837.649 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.597 ca nhiễm).
Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta là: 9.837.645 ca. Trong số bệnh nhân đang điều trị, giám sát có 44 thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 31 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 8 ca; Thở máy xâm lấn: 5 ca.
Tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác
Trong cuộc họp tại Bộ Y tế chiều ngày 21/7, TS Vũ Hương- đại diện Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam cho biết thêm, trong 6 tuần gần đây, có tới 5 tuần ghi nhận số ca mắc COVID-19 và tử vong gia tăng trên toàn thế giới, trong đó chỉ có 1 tuần số ca mắc đi ngang.
Ngày 12/7, Đại hội đồng y tế công cộng khẩn cấp thế giới tiếp tục nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu. Trên thế giới, biến thể BA.4, BA.5 của Omicron tiếp tục chiếm ưu thế.
Bộ Y tế cho biết tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch.
Trước tình hình này, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác. Đồng thời đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch theo công thức "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác" với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch COVID-19 để tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 571,7 triệu ca, trên 6,39 triệu ca tử vong.
Theo kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học được công bố ngày 20/7 trên tạp chí Scientific Reports (Anh), gần 1/4 người dân Mỹ đã mắc hội chứng COVID-19 kéo dài với các triệu chứng kéo dài từ 12 tuần trở lên.
Nghiên cứu được thực hiện với khoảng 8.000 người được trên khắp nước Mỹ. Những người này phải trả lời bảng hỏi về tình trạng sức khỏe nói chung và tình trạng bệnh COVID-19 của họ với tần suất 2 lần/tuần, trong thời gian từ 3/2020 đến tháng 3/2021. Kết quả, khoảng 23% người tham gia nghiên cứu cho biết có ít nhất 1 triệu chứng mới kéo dài hơn 12 tuần.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc hội chứng COVID-19 kéo dài tăng đáng kể ở người béo phì, bị rụng tóc, đau đầu hoặc bị đau họng vào thời điểm bị mắc COVID-19.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....