Theo thống kê của Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, tại Việt Nam có khoảng 5-8% người trưởng thành bị suy tĩnh mạch chi dưới. Tại Mỹ, theo thống kê, có tới 10-30% người lớn mắc bệnh này, khiến tiêu tốn hàng tỉ USD và hơn một triệu ngày công lao động hàng năm.

Suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở phụ nữ, người lớn tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có không ít người trẻ mắc bệnh.

Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch. Một số thuốc có hiệu quả thực sự, bên cạnh đó là hàng loạt loại chưa được kiểm chứng. Thực tế cho thấy, nhiều người mắc bệnh nhưng tự mua thuốc chữa tại nhà, không đến khám tại các cơ sở đảm bảo chuyên môn. Một số loại thuốc có tác dụng tạm thời, khiến người bệnh nhầm tưởng về tác dụng, về lâu dài nguy hại đến sức khỏe.

Ngâm chân vào nước ấm sẽ làm cho người bệnh đau nhức nhiều hơn và tăng cảm giác khó chịu

Một trong những cách thường gặp, theo các bác sĩ, đó là tự thoa dầu nóng hoặc ngâm chân trong nước ấm. Việc này có thể giúp người bệnh cảm thấy êm dịu, tuy nhiên sau đó gây cảm giác đau đớn nhiều hơn.

Không ít người khi phát hiện suy giãn tĩnh mạch đã “không dám đi bộ nhiều vì sợ bệnh nặng thêm”. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên về bệnh tĩnh mạch khuyên, người bệnh nên duy trì đi bộ đều đặn mỗi ngày. Việc đi bộ giúp máu lưu thông tốt, máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Lưu ý, với bệnh nhân bị suy tĩnh mạch dẫn đến lở loét, làm cho cổ chân không di động được hay cứng khớp cổ chân, đi bộ không có hiệu quả. Người bệnh cần tập vật lý trị liệu để di chuyển được cổ chân thì đi bộ mới mang lại lợi ích thực sự.

Theo các chuyên gia tĩnh mạch học, suy tĩnh mạch mạn tính, không thể tự khỏi. Việc điều trị sẽ làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bao gồm cả mục đích thẩm mỹ và ngăn ngừa biến chứng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Suy giãn tĩnh mạch chân không điều trị đúng và kịp thời bệnh tiến triển nặng gây lở loét, khó chữa

Để điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát, cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh ở giai đoạn sớm, chữa trị bằng cách thay đổi lối sống, uống thuốc và mang vớ ép chân. Tĩnh mạch giãn với kích thước nhỏ có thể chích xơ để loại bỏ. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn, cần phải điều trị tích cực kết hợp nội khoa và ngoại khoa.

Theo Lương y Phạm Ngọc Khánh - Phòng khám YHCT Phước An Đường, nhiều người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng không được tư vấn đầy đủ hoặc tìm hiểu về bệnh chưa cặn kẽ nên áp dụng những phương pháp điều trị không phù hợp.

Đông y có bài thuốc hỗ trợ chữa suy giãn tĩnh mạch với bài thuốc gồm những loại thảo dược như rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, huyền sâm, xuyên khung, xích thược, hạ khô thảo và một số vị thuốc khác. Bên cạnh dùng thảo dược, người mắc suy giãn tĩnh mạch cần được kết hợp với châm cứu để giảm các triệu chứng đau, giúp khí huyết lưu thông.

Những người có nguy cơ cao về suy tĩnh mạch như phụ nữ trong độ tuổi 35-50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều và đang có triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm.

Lương y Phạm Ngọc Khánh lưu ý, nhiều người mới chớm giảm triệu chứng bệnh đã lơ là, không đến tái khám tại các cơ sở y tế. Việc này khiến bệnh trở nặng hơn sau thời gian ngắn, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống.

Các chuyên gia về tĩnh mạch học khuyên, người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt năng động, đi bộ hằng ngày, chú ý giữ cân nặng cơ thể hợp lý, bỏ thuốc lá... Ngoài ra, nên tích cực điều trị để bệnh không nặng thêm và gây biến chứng nguy hiểm.