Sai lầm tai hại khi pha sữa cho con mà rất nhiều bậc cha mẹ vẫn đang mắc phải mỗi ngày
Pha sữa cùng nước hoa quả
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt có trong sữa và thực phẩm, tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể nhất là trẻ nhỏ. Có lẽ vì vậy mà không ít ông bố bà mẹ tin rằng pha sữa cùng nước hoa quả sẽ giúp tăng hương vị khiến trẻ hứng thú với việc uống sữa hơn, bổ sung được nhiều dưỡng chất hơn.
Tuy nhiên, nước trái cây hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa vì trong nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số acid hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) dễ làm trẻ khó tiêu và đầy bụng. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên cho trẻ uống sữa ngay sau hoặc trước khi ăn hoa quả vì như vậy có thể sẽ làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein trong sữa.
Dùng nước khoáng, nước đóng chai tinh khiết để pha sữa
Một số bà mẹ cẩn thận quá đôi khi lại thành hại con. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước khoáng, trung bình trong 1 lít nước khoáng có khoảng 11 – 17 mg canxi, 95 – 130 mg natri… Vì vậy, một số phụ huynh khi nuôi trẻ dưới 1 tuổi đã dùng nước khoáng pha sữa, nhằm bổ sung thêm chất khoáng cho trẻ. Hơn nữa, chị em lại cho rằng, nước đóng chai tinh khiết thì đảm bảo độ sạch hơn cả. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không nên làm như vậy.
Trong nước khoáng có quá nhiều khoáng chất dẫn đến dư thừa khi pha cùng sữa. Ví dụ: Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, canxi huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie); thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp…
Thêm vào đó, dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống còn có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Vì vậy các bà mẹ chỉ cần dùng nước tự nhiên đun sôi để nguội là lý tưởng nhất.
Pha sữa sẵn cho con dùng
Một số chị em vì muốn “nhất cử lưỡng tiện” nên quyết định pha sẵn cả một bình sữa lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ. Sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ. Nếu mẹ pha sẵn một bình sữa to và cất tủ lạnh chưa sử dụng, sữa đó cũng cần được đổ bỏ trong vòng 24 giờ sau pha. Loại sữa đóng chai pha sẵn dành cho bé trên 1 tuổi cũng chỉ để được 48 giờ sau khi mở nắp.
Giữ lại phần sữa thừa để bé bú cữ sau
Nhiều bà mẹ vì tiếc của nên khi bé uống thừa sữa vấn cố tình để lại cho trẻ ăn tiếp cữ sau mà không biết khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thông thường, một bình sữa bé đã ngậm miệng chỉ có thể sử dụng trong vòng 60 phút.
Nếu bé bú quá lâu sau thời gian đó, mẹ hãy mạnh dạn đổ bỏ phần sữa thừa hoặc “kinh tế” hơn, mẹ hãy uống lại giúp bé phần sữa đó.
Sai lầm trong việc vệ sinh trước khi pha sữa
Không quan tâm chất liệu bình sữa
Khi chọn bình sữa cho con, phần lớn các mẹ chỉ quan tâm đến giá thành và kiểu dáng bình mà quên mất tầm quan trọng và ảnh hưởng của chất liệu bình sữa.
Các loại bình sữa nhựa làm từ nhựa polycarbonate thường có chất BPA (bisphenol A) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu như thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của con, mẹ nên sử dụng những loại bình nhựa được dán nhãn BPA-free (không chất độc hại)
Vệ sinh dụng cụ pha sữa không cẩn thận
Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt và rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, tất cả các dụng cụ khi cho bé uống sữa, từ bình sữa, núm ti giả hay bất kì một dụng cụ nào khi dùng để pha sữa khác đều cần được vệ sinh tiệt trùng sạch sẽ rồi mới sử dụng. Việc làm này là vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo rằng không có vi khuẩn hay chất bẩn có thể có trong sữa khi bé uống.
Các mẹ nên vệ sinh những dụng cụ cẩn thận và đúng cách ít nhất 1 lần trước khi dùng. Cẩn thận hơn, mẹ có thể rửa bình với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Đây là khuyến cáo chung của tất cả các hãng sản xuất bình sữa và dụng cụ pha sữa cho trẻ em nên các mẹ chú ý đừng bỏ qua bước quan trọng này nhé.
Không rửa tay trước khi pha sữa
Sẽ không còn ý nghĩa gì khi mẹ vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ pha sữa nhưng lại quên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Vì trong những trường hợp này, bình sữa của bé vẫn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi mẹ chạm vào. Do đó, đừng quên rửa tay bằng xà phòng và nước nóng trước khi cần pha sữa, mẹ nhé! Bàn tay là bộ phận rất dễ nhiễm khuẩn, bởi nó thường xuyên tiếp xúc với các vật dụng khác nhau.
Nếu mẹ không rửa sạch tay với xà phòng trước khi pha sữa cho con, thì vi khuẩn từ bàn tay mẹ có thể lây lan sang bình sữa và truyền vào cơ thể trẻ, khiến trẻ nhiễm khuẩn và mắc bệnh. Vì thế, mẹ nhất thiết phải tập thói quen rửa tay trước khi pha sữa, để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...