Một chàng trai sau khi vừa chết đi, anh ta mới mường tượng nhận ra rằng cuộc đời thật ngắn ngủi. Lúc này anh ta nhìn thấy Phật tổ tay cầm một chiếc hộp nhỏ bước về phía mình rồi nói: “Được rồi chúng ta đi thôi”.

Chàng trai: “Đời người thật ngắn ngủi, con vẫn còn rất nhiều việc chưa hoàn thành”.

Phật tổ: “Thật đáng tiếc, nhưng thời gian của con hết rồi”.

Chàng trai: “Chiếc hộp trên tay ngài trong đó có gì vậy?”.

Phật tổ: “Là di vật của con”.


Chàng trai nghi hoặc hỏi: “Là di vật của con? Ý của ngài là đồ của con, là quần áo và tiền tài sao?”.

Phật đáp: “Những thứ đó trước nay chưa khi nào thuộc về con cả, chúng thuộc về thế gian”.

Chàng trai lại hỏi: “Phải chăng là ký ức của con?”.

Phật tổ: “Không phải, nó thuộc về thời gian”.

Chàng trai lại đoán: “Vậy chắc là thiên quốc của con”

Phật tổ: “Không, đó thuộc cảnh giới”.

Chàng trai lại hỏi: “Lẽ nào lại là bạn bè và gia đình của con?”.

Phật tổ nhìn chàng trai: “Không, bạn bè, gia đình đó đều thuộc về con đường mà con đi qua”.

Chàng Trai: “Có phải vợ và con con?”.

Phật tổ: “Không, đó thuộc về trái tim con”.

Chàng trai: “Vậy có phải đó là thân thể con?”.

Phật Tổ”: “Không, thân thể con, nó thuộc về cát bụi”.

Cuối cùng chàng trai khẳng định: “Vậy nhất định nó là linh hồn của con rồi”.

Phật tổ nhìn chàng trai cười nói: “Con trai, con hoàn toàn sai rồi, linh hồn của con nó thuộc về ta”.

Chàng trai nghe vậy hai mắt ngấn lệ nhìn Phật tổ, Phật tổ đưa chàng trai chiếc hộp. Chàng trai từ từ mở nắp ra xem, thật bất ngờ, bên trong chiếc hộp không hề có gì cả, tất cả đều… trống không.

Chàng trai hai mắt đẫm lê bi thương nhìn Phật tổ hỏi: “Lẽ nào trước nay con chưa từng có thứ gì hay sao?”.

Phật tổ: “Đúng vậy, thế gian không có thứ gì thuộc về con cả”.

Chàng trai: “Vậy thứ gì là thuộc về con?”.

Phật tổ: “Khi con sống, mỗi một khoảnh khắc nó là của con”.

Phật gia giảng hết thảy mọi thứ trên cõi hồng trần này đều là huyễn mộng, đều là hư ảo. Giới tu luyện cũng cho rằng công danh, lợi lộc của đời người ta qua nhanh như sương khói, chẳng thể vững bền. Mệnh trời đã định, những đấu tranh quyết liệt, vô tận kia cuối cùng chẳng thể đổi thay kiếp số của mình, lại tự chuốc lấy tổn thương, oán hận.

Không phải ngẫu nhiên màvăn hoá truyền thống Á Đông luôn cho rằng con người phải sống thuận theo tự nhiên. Phật gia giảng muốn dứt bể khổ cần phải biết buông xả. Đạo gia giảng: “Phản bổn quy chân”, trở về với bản tính thuần thiện, nguyên sơ. Nho gia cũng giảng về việc “tuân theo thiên mệnh”, kính sợ mệnh trời.

Suốt bao nhiêu năm, từ cội nguồn lịch sử, con người vẫn luôn mang trong mình câu hỏi vạn thuở: “Ta là ai? Ta từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu?”. Các triết gia đã trả lời, các nhà văn cũng thế, nhưng rốt cuộc chẳng ai nói cho minh bạch được. Nhân sinh đúng là một giấc mơ màng, trăm năm trôi qua tựa như mộng. Một đời người bất quá chỉ là vài chục năm ngắn ngủi, so với đất trời, vũ trụ thì chỉ ngắn tựa cái chớp mắt. Vậy mà biết bao người vẫn còn ở kia mải tranh đấu ngược xuôi, lao tâm khổ tứ vào danh, lợi, tình, ăn không ngon, ngủ không yên, toàn thân mang bệnh mà lòng tham sân hận vẫn chưa buông.