Rau dền đỏ có tốt không?
Thông tin về rau dền đỏ
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, rau dền là loại thực vật. Hạt, dầu và lá được dùng làm thực phẩm. Toàn bộ bộ phận của rau dền được sử dụng để làm thuốc. Rau dền được sử dụng để chữa loét, tiêu chảy, sưng miệng hoặc cổ họng và cholesterol cao, nhưng không có bằng chứng khoa học tốt để hỗ trợ những công dụng này.
Rau dền chứa các chất có lợi như chất chống oxy hóa. Người ta quan tâm đến việc sử dụng rau dền chữa bệnh mỡ máu cao vì một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng khi chúng ăn rau dền thì có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL, đồng thời tăng cholesterol HDL. Nhưng ăn rau dền dường như không có những lợi ích này ở người.
Rau dền đa dạng về chủng loại. Trong đó, phổ biến nhất là các loại như rau dền đỏ, rau dền cơm, rau dền gai.
Toàn bộ thân lá của loại rau dền đỏ đều có màu đỏ tía, hàm lượng nước cao. Khi rau dền được nấu chín có nước màu đỏ tươi rất hấp dẫn và đẹp mắt. Loại rau dền này chứa phong phú các thành phần dinh dưỡng như: protein, glucid, vitamin và khoáng chất.
Rau dền đỏ có tốt không?
Bài viết của Bác sĩ Quang Minh trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, theo y học cổ truyền, rau dền đỏ vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, làm mát máu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt... Rau dền đỏ có thể luộc, xào hoặc nấu canh ăn rất ngon và ngọt.
Loại lá lớn màu đỏ tía là dền đỏ, đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.
Khác với rau dền gai, dền cơm, rau dền đỏ có lá nhỏ chừng hai ngón tay chụm lại, thân và lá đều có màu đỏ tía, khi nấu chín nước nấu có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Giúp nhuận tràng: Rau dền đỏ 1 nắm, nhặt sạch, rửa rồi luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm rất công hiệu hoặc có thể dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu nghiệm với các trường hợp táo bón.
Bài 2: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Rau dền đỏ 20g, lá mã đề non 20g, lá dâu bánh tẻ 20g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu canh, thêm gia vị cho vừa ăn hằng ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Bài 3: Chữa huyết nhiệt sinh lở ngứa: Rau dền đỏ 20g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 16g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Bài 4: Trị kiết lỵ do nóng: Rau dền đỏ 20g, lá mơ lông 20g, rau sam 20g, cam thảo đất 16g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày ăn khoảng 20g, ăn trong vài ngày là khỏi có thể thêm rau sam.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?
Quả bơ được biết đến là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe đáng chú ý của việc ăn một quả bơ mỗi ngày.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!