Có một thứ không đúng với tên gọi của nó, là răng khôn, vì việc nó mọc sai vị trí và gây nên những cơn đau điếng khó chịu thật chẳng khôn ngoan chút nào. Bạn đã từng hoặc chưa gặp phải cái răng đáng ghét này do nó tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Giữ một chiếc răng khôn không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn nhiều vấn đề về thần kinh nữa. Răng khôn mọc lệch hàm dưới thường gặp hơn cả, và cũng rất phiền toái. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn hãy đọc bài viết dưới đây.

Răng khôn mọc lệch hàm dưới - Ảnh minh họa: Internet

Răng khôn mọc lệch hàm dưới là như thế nào?

Còn được gọi là răng số 8 vì mọc ở vị trí cuối cùng của hàm, răng khôn mọc sau cùng khi các răng khác đã mọc và xương hàm đã cứng. Tình trạng thiếu diện tích cho răng đâm lên tự nhiên khiến răng buộc phải mọc xiên, mọc lệch, thậm chí nằm ngang 90 độ. Răng khôn mọc lệch hàm dưới không hề hiếm, xảy ra với hầu hết mọi người vào độ tuổi thanh thiếu niên.

Răng nằm ngang 90 độ gây sưng, nhức - Ảnh minh họa: Internet

Việc răng mọc lệch dẫn đến những biến chứng như tổn thương má, tổn thương răng số 7 hay tác động tiêu cực sinh ra các bệnh lý về răng miệng. Răng khôn mọc lệch ra má hàm dưới rất thường gặp, gây ra sự khó chịu mỗi khi cử động hàm và không thể hoạt động nhai bình thường được. Với những trường hợp chân răng nằm sâu trong má sẽ gây ra sưng viêm làm biến dạng khuôn mặt người bệnh.

Nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới có đau không?

Giải pháp duy nhất để chấm dứt những cơn đau răng là nhổ răng, nhưng cần phải lựa chọn thời điểm. Nhổ răng vào lúc đang lên cơn đau sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho hệ thần kinh, gây sốt cao, ngất. Thậm chí, với những bác sĩ thiếu tay nghề hoặc bệnh nhân sức khỏe yếu, mạo hiểm nhổ răng khôn khi răng đang rất đau có thể dẫn đến tử vong.

Kiểm tra và nhổ răng khôn là cần thiết - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nhổ răng khôn không phải vấn đề lớn đối với những bác sĩ uy tín và xác định được thời điểm nhổ răng an toàn cho người bệnh. Vậy nên, những điều bạn cần làm khi nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới bao gồm lựa chọn phòng răng, bệnh viện có uy tín, giàu kinh nghiệm để được đánh giá tổng quát và tư vấn để bạn yên tâm hơn khi đặt mình vào bàn tay của người nha sĩ. Tiếp đó là vấn đề vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng cũng rất quan trọng, xem nhẹ việc này sẽ dẫn đến viêm nhiễm, hoặc các cơn đau kéo dài và các biến chứng tệ hơn.

Răng khôn mọc lệch hàm dưới có nên nhổ hay không?

Có hai trường hợp xảy ra: thứ nhất là răng khôn có triệu chứng gây đau tức, thứ hai là răng lành tính không có những tác động xấu đến cơ thể cũng như tinh thần của người bệnh.

Những cơn đau do răng khôn mọc lệch - Ảnh minh họa: Internet

Ở trường hợp đầu, nhất định phải nhổ răng. Mặc dù những cơn đau có thể dứt trong một vài thời điểm nhưng không thể chắc chắn nó không tái phát. Càng để lâu, cơn đau sẽ hủy hoại chất lượng răng và ảnh hưởng đến những răng kế cận. Răng khôn mọc lệch hàm dưới dẫn đến viêm lợi, thậm chí xương hàm gây ra những viêm nhiễm trầm trọng. Do răng mọc bên trong cùng của hàm, rất khó vệ sinh, lại gặp những cơn đau thường xuyên, các cặn bẩn và thức ăn thừa tụ lại dẫn đến tình trạng sưng viêm, hôi miệng.

Các trường hợp răng khôn mọc lệch hàm dưới - Ảnh minh họa: Internet

Để hạn chế cơn đau răng khôn mọc lệch nên làm gì?

Việc vệ sinh răng miệng là yêu cầu hàng đầu. Sử dụng bàn chải đánh răng, súc miệng bằng nước muối biển và tránh ăn đồ ngọt. Súc miệng hàng ngày sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ chất bẩn trong kẽ răng. Mặc dù những biện pháp này không thể chữa dứt điểm cơn đau của răng khôn nhưng là cách tốt nhất để giảm đau và hỗ trợ cho quá trình chữa trị, nhổ răng được thuận lợi hơn.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên - Ảnh minh họa: Internet

Răng khôn mọc lệch hàm dưới chắc hẳn là nỗi lo không của riêng ai. Đừng lo lắng, nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Còn nếu bạn chưa từng bị, cũng đừng chủ quan, vì răng khôn có thể dở chứng đau vào bất kỳ lúc nào và ở mọi độ tuổi. Nên nhớ, quan trọng nhất vẫn là chăm sóc hàm răng của mình thật tốt, vệ sinh cẩn thận và đến gặp bác sĩ để kiểm tra khi thấy triệu chứng bất thường. Chúc bạn luôn có một nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh!