Răng khôn có nên nhổ không và cần lưu ý những gì?
Nội dung bài viết
Mọc răng khôn thường không mang ý nghĩa gì về chức năng nhai vì những người trưởng thành đã có đủ 28 chiếc cho việc ăn uống thường ngày. Hơn nữa, việc mọc răng khôn thường bị mọc lệch, mọc ngầm khiến chủ nhân đau nhức và có thể gây ra những biến chứng nếu không được điều trị, nhổ bỏ kịp thời. Cùng bài viết tìm hiểu răng khôn có nên nhổ không và những lưu ý bạn cần biết khi nhổ răng khôn.
1. Răng khôn là gì và những biến chứng thường gặp?
Răng khôn còn gọi là răng số 8, thường mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Chiếc răng này thường mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 18-30 tuổi.
Vì răng khôn mọc sau cùng khi vòm miệng của con người không còn đủ chỗ để chúng mọc bình thường nên chúng hay bị mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chỗ những chiếc răng khác. Điều này khiến chủ nhân phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu, viêm lợi và khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày.
Nhiều trường hợp bị viêm nhiễm do răng khôn mọc lệch nhưng không được điều trị kịp thời sẽ làm phá hủy xương xung quanh răng và những chiếc lân cận. Ngoài ra, răng khôn nằm ở vị trí khó vệ sinh, dễ tích đọng thức ăn gây tình trạng hôi miệng, viêm nướu, sâu răng.
2. Khi mọc răng khôn có nên nhổ không?
Răng khôn có nên nhổ không là vấn đề băn khoăn của nhiều người. Dựa vào tình trạng mọc răng khôn mà chúng ta có thể quyết định khi nào nên nhổ chiếc răng này. Thông thường, lý do nhổ răng khôn là do răng mọc ở vị trí không thuận lợi, khi xương hàm đã hết chỗ khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn, làm tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng, hôi miệng.
Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ không?
Bất cứ ai ở độ tuổi trường thành cũng từng trải qua cảm giác khó chịu, đau nhức khi mọc răng khôn. Tuy nhiên, với trường hợp răng không mọc thẳng, không bị kẹt bởi nướu và mô xương thì bạn không cần phải nhổ bỏ mà cứ để răng mọc tự nhiên. Vì răng khôn mọc thẳng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc ăn uống bình thường của bạn. Bạn chỉ cần sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải để vệ sinh một cách triệt để tránh các tình trạng viêm nhiễm.
Răng khôn mọc lệch có nên nhổ không?
Răng khôn có nên nhổ không? Với trường hợp răng khôn mọc lệch, thời gian mọc của những chiếc răng khôn mọc lệch sẽ kéo dài nhiều năm mới có thể mọc hoàn chỉnh. Mỗi lần nhú lên một xíu sẽ khiến chủ nhân đau nhức, sưng mô quanh răng, sưng má, thậm chí là triệu chứng sốt, khó cử động hàm, ảnh hưởng đến chức năng nhai. Do chức năng nhai của răng khôn không rõ ràng, lại làm ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận và có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, sâu răng, hôi miệng nên răng khôn nên các bác sĩ sẽ khuyên bạn nhổ bỏ.
Răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ?
Răng khôn mọc lệch, xô đẩy những chiếc răng lân cận bị xô lệch theo. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng như dễ tích đọng thức ăn, gây đau nhức, sâu răng. Vì vậy đa số các trường hợp răng khôn mọc lệch đều được bác sĩ khuyên nhổ bỏ. Tuy nhiên, nếu răng khôn của bạn mọc lệch, hiện tại không đau nhức, không sâu răng thì không nhất thiết phải nhổ bỏ ngay. Khi nào bạn cảm thấy sẵn sàng và xuất hiện các triệu chứng đau nhức thì đến bác sĩ khám và nhổ bỏ.
Răng khôn mọc ngầm có nên nhổ?
Với những chiếc răng khôn mọc ngầm nhưng mọc thẳng, cần rạch nướu để răng mọc tự nhiên. Còn trường hợp răng khôn mọc ngầm nhưng bị lệch thì nên nhổ để tránh các biến chứng không tốt cho sức khỏe răng miệng.
Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?
Do nằm ở vị trí trong cùng của xương hàm nên răng khôn rất khó vệ sinh. Hơn nữa, thức ăn dễ bị nhét vào các kẽ răng không, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu. Khi răng khôn bị sâu sẽ làm ảnh hưởng đến răng cối quan trọng ở cung hàm và gây sâu răng những chiếc răng lân cận. Chưa kể việc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, đâm ngang khiến răng cối bị lung lay hoặc làm thay đổi cấu trúc của xương hàm.
Với những tác hại mà răng khôn có thể gây ra cho sức khỏe răng miệng, bạn nên nhổ chúng đi, nhất là răng khôn bị sâu để tránh những biến chứng về sau.
3. Nhổ răng khôn có đau không?
Dựa vào các thông tin trên, hẳn bạn đã có thể quyết định được răng khôn có nên nhổ không. Với những người mới mọc răng khôn lần đầu thường hay thắc mắc việc nhổ răng khôn có đau không. Vì chiếc răng này nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm, có sự liên kết với các dây thần kinh và chân răng khá vững chắc. Nên việc nhổ răng khôn khá phức tạp so với những chiếc răng còn lại. Tuy nhiên, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ hiện đại, thì việc nhổ răng khôn không còn là điều khó khăn.
Hầu hết các cơ sở nha khoa uy tín đều sử dụng các loại máy móc nha khoa hiệu đại như máy laser, máy Pie Ultrasonic 4D, máy hút chân không áp lực lớn,... giúp cho việc nhổ bỏ răng khôn thuận lợi, giảm tối đa cảm giác đau đớn, ê buốt cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ thực hiện việc nhổ răng khôn bằng các dụng cụ chuyên dụng, có độ chuẩn xác cao. Và trong suốt quá trình thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nên bạn sẽ không cảm thấy đau nhức. Sau khi nhổ xong, vùng nướu có thể bị sưng nhưng nếu uống các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp tình trạng này thuyên giảm nhanh chóng.
4. Những điều cần chú ý khi nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng khôn
Trước khi quyết định răng khôn có nên nhổ không, bạn cần đến bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm máu, chụp X-quang răng.
Trao đổi chi tiết với bác sĩ về các bệnh lý cá nhân mắc phải cũng như các loại thuốc đang sử dụng.
Chú ý nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
Thực hiện lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi nhổ răng khôn để tránh bị nhiễm trùng.
Nên nhổ răng vào buổi sáng, chú ý ăn sáng trước khi nhổ răng.
Giữ tâm lý thoải mái, không nên lo lắng, căng thẳng.
Với những người dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên đi cùng với người nhà.
Sau khi nhổ răng khôn
Cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ nha khoa.
Uống thuốc đầy đủ theo toa bác sĩ đã kê để vết thương mau lành.
Những người sau khi nhổ răng khôn có thể gặp phải các triệu chứng như sau:
Sưng: Mức độ sưng ít hay nhiều tùy vào mức độ can thiệp khi nhổ răng và cơ địa của mỗi người. Tình trạng này xảy ra khoảng 2 ngày đầu, sau đó sẽ giảm dần. Để ngăn ngừa hoặc giảm sưng, bạn nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu, mỗi lần khoảng 15 phút, chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai.
Đau: Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy các cơn đau khó chịu. Tình trạng này xảy ra khoảng 3 ngày sau rồi mức độ giảm dần. Bạn nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện các biện pháp như chườm lạnh và chườm nóng như trên.
Sốt: Vào ngày đầu sau khi nhổ răng khôn, bạn sẽ bị sốt. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể, thường kéo dài không quá hai ngày. Bạn nên uống thuốc theo toa bác sĩ đã kê để giảm sốt.
Chảy máu: Dùng bông gòn cắn chặt ở ổ răng sau khi nhổ khoảng 30 phút để cầm máu. Nếu máu tiếp tục chảy thì căn thêm gạc để máu ngừng chảy. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ theo lời dặn dò của bác sĩ như không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 ngày sau khi nhổ răng, tránh nhai thức ăn ở phần hàm có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, ăn các thức ăn mềm, nguội trong vòng 24 giờ sau khi nhổ.
Nếu như tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu như trên kéo dài và bạn không thể kiểm soát được, thì hãy đến khám bác sĩ để tư vấn và điều trị.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....