Quy tắc 6 bước giúp cha mẹ ‘trị’ trẻ cứng đầu mà không cần đánh mắng
Lắng nghe, không tranh cãi
Bạn muốn con lắng nghe mình vậy thì bạn cũng cần lắng nghe con. Những đứa trẻ có quan điểm rõ ràng thường dễ dàng tranh cãi. Trong trường hợp chúng thấy tiếng nói của mình không được lắng nghe thì giọng điệu của chúng có thể trở nên thách thức và thiếu tôn trọng.
Đừng cố gắng đối đầu với con. Hãy giúp con lấy lại bình tĩnh sau đó thuyết phục chúng nói lên suy nghĩ của mình. Khi trẻ được lắng nghe, được tôn trọng, trẻ sẽ có xu hướng nghe lời hơn.
Nói chuyện, đừng ép buộc
Những đứa trẻ cứng đầu thường không mấy chấp hành mệnh lệnh. Nếu bạn ép buộc trẻ làm những điều chúng không thích, chúng có xu hướng nổi dậy và chống đối lại. Không chỉ ở trẻ em, hầu hết những người cứng đầu đều như vậy.
Lúc này, bạn cần cởi mở và giao tiếp với con. Chẳng hạn nếu đã đến giờ đi ngủ mà trẻ vẫn ngồi xem tivi, bạn hãy ngồi xuống cùng con để cho con thấy bạn cũng quan tâm đến những gì con đang xem. Dần dần, sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái sẽ tốt hơn và trẻ sẽ dễ dàng hợp tác với bạn.
Cho con lựa chọn
Nếu bạn muốn con làm điều gì đó, hãy cho chúng lựa chọn thay vì ép buộc. Nếu con không muốn đi ngủ, đừng bắt con đi ngủ mà hãy hỏi “con muốn mẹ đọc truyện gì cho con trước lúc ngủ?”. Trẻ sẽ háo hức muốn được đi ngủ để nghe mẹ kể câu chuyện mà chúng thích.
Tuy nhiên, bạn không nên bắt trẻ lựa chọn quá nhiều vì sẽ khiến trẻ khó khăn khi quyết định. Đôi khi, lựa chọn của trẻ có thể không theo ý bạn. Vậy nên hãy chỉ cho trẻ lựa chọn các phương án mà bạn đã đưa ra. Chẳng hạn cho trẻ chọn 1 trong 2 bộ quần áo bạn đã chuẩn bị thay vì tự chọn lấy 1 bộ trong tủ đồ.
Giữ bình tĩnh
Tranh luận với đứa trẻ cứng đầu dễ khiến cha mẹ nổi nóng, la hét, lên giọng để át đi sự không nghe lời của con. Bạn càng nổi nóng thì sự việc càng trở nên xấu đi. Khi bạn cao giọng con sẽ xem đó là “lời mời” cho một cuộc chiến bằng lời nói. Câu chuyện giữa bạn và con có thể biến thành một trận chiến đấu la hét.
Tốt hơn hết bạn nên điều hướng cuộc trò chuyện đến mục đích thực tế hơn để tìm ra giải pháp thay vì mất bình tĩnh.
Để làm điều này, trước và sau mỗi cuộc trò chuyện, hãy làm bất cứ điều gì khiến bạn bình tĩnh: Hít thở sâu, nghe nhạc êm dịu,... như vậy, con bạn cũng có thể cùng nghe và bình tĩnh lại cùng với bạn.
Tôn trọng con
Muốn con tôn trọng bạn thì bạn phải tôn trọng con. Bạn càng ép buộc, chúng càng chống đối. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm kiếm sự hợp tác, thiết lập các quy tắc và ranh giới cho con, không từ chối cảm xúc và ý kiến của con, để con làm những việc con có thể tự làm, trở thành tấm gương cho con.
Thương lượng
Một số trẻ có xu hướng phản ứng tiêu cực khi chúng không có được những gì chúng muốn. Nếu bạn muốn con lắng nghe bạn cần hiểu lý do khiến chúng không chịu làm.
Để thương lượng với con, bạn hãy bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi như “Con có muốn gì không?”, “Điều gì khiến con phiền lòng”. Sau đó bạn có thể nói chuyện và thương lượng với con. Không phải lúc nào bạn cũng phải đồng ý với yêu cầu của con. Bạn nên suy nghĩ và thực tế để xem những gì bạn có thể nhân nhượng và thỏa hiệp.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...