Uống nước giữa các bữa ăn

Khi bạn bị ốm nghén, bạn không nên uống nước trong bữa ăn vì nước sẽ pha loãng dịch vị, có thể làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Bạn chỉ nên uống nước giữa bữa ăn này với bữa ăn khác lại là một cách hiệu quả để bù nước, chống cảm giác buồn nôn và nôn hiệu quả giảm mệt mỏi.

Ăn nhiều bữa nhỏ

Khi bạn mới bắt đầu mang thai sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng buồn nôn, mệt mỏi chán ăn do ốm nghén gây ra. Chính vì vậy, bạn không nên ăn no trong mỗi bữa, kể cả bạn thèm ăn thì cũng nên ăn mỗi bữa một chút, nhưng cũng không được để bụng rỗng.

Trung bình mỗi ngày bạn có thể chia thành 5-6 bữa ăn nhỏ, thậm chí hơn thế nữa. Việc chia nhỏ các bữa như vậy giúp dạ dày của bạn làm việc vừa phải, luôn trong tình trạng dễ chịu và chống giảm giác buồn nôn.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Trong quá trình mang thai, chị em cần ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn các món dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường rau xanh, quả chín, các loại đậu, sữa; kiêng các chất cay, nóng, rượu, cà phê, mỡ động vật, các món quay rán, thức ăn có nhiều gia vị dễ gây nôn. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên nghỉ ngơi mái về tinh thần, tránh lo sợ, buồn bực. Nếu bị nôn quá nhiều khiến cơ thể gầy sút, mất nước và rối loạn điện giải…, cần phải đến bệnh viện để được điều trị.

Sử dụng chanh tươi, cam quýt

Khi bạn bị ốm nghén bạn hãy tận dụng mùi dễ chịu của vỏ chanh để làm giảm bớt cơn ốm nghén. Mùi thơm của tinh dầu chanh đã từng biết tới mẹo chống say xe được truyền miệng từ trước tới nay với việc ngửi vỏ chanh, vỏ cam, vỏ quit. Ngoài ra, mùi tinh dầu trong vỏ chanh giúp an dịu thần kinh, xua tan cơn buồn nôn nhanh chóng giúp trị ốm nghén cho mẹ bầu vô cùng hiệu quả.