Không để mình ngang hàng với kẻ xấu tính

Những kẻ xấu luôn đứng dưới đáy vực mà ganh tị ngước nhìn bạn. Đừng vì họ muốn kéo bạn xuống mà bạn tự nguyện trở thành người như họ.Cuộc sống này không thiếu người xấu tính, cũng đầy rẫy kẻ cư xử tệ bạc với bạn. Điều bạn làm không phải là trả thù họ như cách họ tổn thương bạn, mà là dùng sự tử tế làm vũ khí. Phải để họ hiểu, bạn hơn họ chính là hơn cách ứng xử và kiêu hãnh, có làm gì cũng phải giữ đúng vị trí hơn họ.

 
Đừng nói lời phô trương

Đừng nói những lời phô trương bản thân một cách quá mức, bạn nên nhớ rằng không có ai nhỏ bé hơn bạn. Tóm lại làm người nên biết khiêm tốn.Có thể bạn sẽ nói: Cái đáng tự hào là sự thành thật, mà không khoe khoang, tại sao lại không thể được? Nhưng, bạn lại dùng sự kiêu ngạo của mình để làm tổn thương sự kiêu ngạo trong lòng người khác, một khi người đó bị bạn làm tổn thương, liệu có còn đối xử tốt với bạn nữa hay không?

Lời đánh giá người khác

Bạn không nên đánh giá ai cả, bởi chắc gì bạn đã tốt đẹp. Hơn nữa, mỗi người mỗi chuyện, mỗi nhà mỗi cảnh, việc bạn đánh giá người khác đôi khi chỉ mang lại phiền toái cho họ mà thôi. Còn bạn thì thành kẻ nhiều chuyện, lâu dần sẽ không ai dám đến gần bạn nữa.

Đừng bao giờ bịa chuyện

Bịa chuyện hại người hoặc nói những sự tốt xấu của người khác gây ly gián, nhằm mưu lợi bản thân là việc tuyệt đối tránh. Triết học gia Vương Sung của Đông Hán từng nói: “Sàm ngôn thương thiện, thanh dăng ô bạch” có nghĩa là không nên nói xấu sau lưng người khác bởi nó sẽ làm cho thiên hạ đều không được yên ổn.

Không nói lời ác nghiệt, oán hận

Khi gặp chuyện không vừa ý hoặc cảm thấy bị đối xử bất công, người ta thường có xu hướng thất vọng, phàn nàn, thậm chí buông lời oán hận. Một khi đã oán thì họ hận tất cả, kể cả là trời đất, Thần Phật.

Thực tế, những gian nan, khổ ải mà một người thường mắc phải không có gì là bất công. Phật gia giảng về nghiệp lực luân báo rằng mọi khổ nạn mà con người phải gánh chịu đều là nghiệp báo cho những hành vi, ý nghĩ bất hảo của họ trong đời này hoặc từ kiếp trước. Đã nợ nghiệp mà không muốn trả nghiệp, lẽ nào lại có lý như vậy?