Răng cấm là gì?

Răng cấm (hay còn gọi là răng hàm số 6 là răng cối lớn thứ nhất, có vai trò rất quan trọng trong hoạt động cung hàm bởi nó thực hiện chức năng ăn nhai chính, tương tự như răng số 7 kế bên.

Khi nào trẻ mọc răng cấm?

Lịch mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Thời điểm bắt đầu mọc răng cấm là khi trẻ được 6-8 tuổi. Theo đó, trẻ mọc răng cấm sẽ cùng tồn tại với những chiếc răng sữa từ nhỏ. Tuy nhiên, không giống với răng sữa, răng cấm hay răng hàm số 6 chỉ mọc lên một lần duy nhất trong đời và không thay thế bằng chiếc răng nào khác. Cung hàm sẽ hoàn thiện bởi 4 răng cấm.

Răng cấm có nhiều mối liên hệ với hệ thống dây thần kinh xoang hàm, vì vậy chúng ta không thể tùy tiện nhổ bỏ răng cấm. Việc bị mất răng hàm số 6 không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhai, tính thẩm mỹ, mà về lâu dài còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm nha chu, thay đổi diện mạo, tiêu xương hàm và nhiều bệnh lý nha khoa khác.

Răng cấm có phải là răng khôn không?

Nhiều người nghĩ rằng răng cấm là răng khôn. Nhưng thực sự không không phải như vậy. Răng khôn là tên gọi để chỉ răng cối lớn thứ ba hay răng số 8, đây là răng mọc muộn nhất trong toàn bộ hàm răng và chỉ xuất hiện ở người trưởng thành.

Răng cấm và răng khôn là 2 răng khác nhau hoàn toàn - Ảnh minh họa: Internet

Theo thống kê thì độ tuổi mọc răng khôn là từ 17 – 25 tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp răng khôn xuất hiện muộn hơn, vì mọc muộn nên răng khôn thường mọc lệch khỏi vị trí vốn có hoặc mọc ngầm vì không đủ chỗ.

Phân biệt răng cấm và răng khôn

Chỉ tiêu

Răng Cấm

Răng Khôn

Thời gian mọc

6 – 7 tuổi

17 – 25 tuổi

Vị trí

Nằm ở giữa răng số 5 và 7

Nằm ở trong cùng của cung hàm

Chức năng

Giữ chức năng ăn nhai và chịu lực chính của toàn hàm

Không có chức năng gì nổi bật

Nguy cơ bệnh lý

Như các răng khác trên cung hàm

Nguy cơ cao do mọc lệch, khó vệ sinh…

Cách xử lý

Bảo tồn răng thật tối đa

Có thể nhổ bỏ nếu muốn

Chỉ định khi mất răng

Cần trồng răng giả càng sớm càng tốt

Không cần phục hồi.

Trẻ mọc răng cấm có biểu hiện gì?

Những dấu hiệu trẻ mọc răng cấm cũng giống như dấu hiệu mọc răng khôn ở người lớn như sốt, đau nhức, quấy khóc, chán ăn... Vì vậy, trẻ mọc răng cấm bị sốt thương không phải là vấn đề quá nghiêm trọng đối với các bậc cha mẹ khi xác định con sốt do mọc răng.

Có thể thấy, trẻ mọc răng cấm khi sắp bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn, lúc này bố mẹ cần lưu ý nhiều hơn về việc chăm sóc hàm răng của trẻ.

Răng cấm là răng lớn nhất của hàm răng - Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, răng hàm số 6 hay còn gọi là răng cấm sẽ mọc sớm nhất khi trẻ được 6 – 7 tuổi. Tuy nhiên, lúc bé mọc răng cấm rất có thể chưa có chiếc răng sữa nào được thay thế. Răng cấm là mọc sớm hơn các răng trưởng thành khác nên nhiều ba mẹ thường nghĩ nó là răng sữa mọc muộn.

Trên thực tế, chiếc răng quan trọng này sẽ giúp trẻ thực hiện chức năng ăn nhai chính, gần như toàn bộ lực ăn nhai của trẻ sẽ dồn vào răng này. Chiếc răng hàm số 6 sẽ nhanh chóng bị sâu nếu không được điều trị và mọc bị chen chúc, lệch ra khỏi hàm mà không được nắn chỉnh sớm dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch.

Răng cấm có mấy chân?

Răng cấm thường có 2 hoặc 3 chân tùy vị trí - Ảnh minh họa: Internet

Do kích thước cung hàm dưới nhỏ lại đảm nhận vai trò nghiền nát, phải chịu áp lực lớn nên răng cấm hàm dưới có 2 chân. Ngược lại, khung hàm trên thường lớn hơn, nên răng cấm sẽ có 3 chân. Tuy nhiên, số lượng ít nhất của răng hàm số 6 là 3 ống tủy và có thể lên tới 5 ống tủy.

Răng số 6 bị sâu có nhổ được không?

Là chiếc răng thường xuyên phải tiếp xúc với các loại thực phẩm nên răng cấm cũng có tỷ lệ bị tổn thương cao hơn so với các răng còn lại. Bảo tồn răng cấm luôn là nguyên tắc số 1 trong điều trị nha khoa nhưng khi bắt buộc phải nhổ bỏ thì cần có chỉ định từ các bác sĩ chuyên nghiệp.

Răng số 6 bị sâu không phải lúc nào cũng cần nhổ. Nếu răng chỉ sâu nhẹ, tỷ lệ vỡ mẻ ít thì có thể sử dụng biện pháp trám răng bằng vật liệu nha khoa composite, amalgam. Khi sâu răng bắt đầu chớm vào tủy thì bọc răng là cách tốt nhất.

Răng cấm là răng cần được bảo vệ tối đa, chỉ nhổ khi thực sự không thể giữ được răng - Ảnh minh họa: Internet

Răng bị lung lay nhẹ do va chạm thì bạn có thể tới nha khoa làm phẫu thuật khít nướu để giữ chắc chân răng. Còn trường hợp do bệnh lý về nướu khiên lợi lỏng lẻo không ôm sát khiến răng lung lay thì cần tiến hành lấy cao răng và uống thuốc kháng sinh, kháng viêm tại nhà.

Răng cấm bị sâu răng, viêm tủy nặng hoặc vỡ mẻ quá nhiều, không thể khắc phục được thì nhổ răng cấm điều cần thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý sau khi nhổ răng cần tiến hành trồng răng giả để việc đảm bảo hoạt động ăn nhai và thẩm mỹ.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhổ răng cấm đã không còn nguy hiểm như trước. Nha sĩ tách vạt nướu và sử dụng công nghệ siêu âm để làm lung lay chân răng. Với răng số 6 – loại răng nhiều chân thì cần chia nhỏ chân răng trước khi dùng kìm nha khoa nhổ ra ngoài. Trong quá trình nhổ, nha sĩ sẽ gây tê cho bệnh nhân nên nhổ răng hàm hiện hoàn toàn không bị đau đớn gì cả.

Cách chăm sóc trẻ mọc răng cấm

Đừng bắt ép trẻ phải ăn nhiều cùng một lúc, thay vào đó hãy chia bữa ăn của trẻ thành 6 - 8 bữa thay vì 3 - 4 bữa như bình thường. Mỗi lần cho trẻ ăn một chút ít mà ăn nhiều lần là tốt nhất.

Đồ ăn của trẻ nên là thức ăn đã được hầm nhừ, mềm nhuyễn, tốt nhất nấu dạng cháo loãng, súp, chỉ cần nuốt mà nhai. Với hoa quả, mẹ nên ép lấy nước để cho trẻ uống, hạn chế việc trẻ nhai để giảm thiểu tình trạng đau nhức.

Với những trẻ 6 tuổi mọc răng cấm bị sốt, lúc này mẹ nên tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng các cách đơn giản như chườm mát, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt an toàn.

Chú ý quan sát trẻ, nếu có sai lệch khi con mọc răng thì nên cho trẻ đến nha khoa để khám và có phương pháp khắc phục ngay. Tốt nhất là nên thực hiện trước khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành.

Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng sau khi mọc răng cấm

Chuyển sang dùng kem có hàm lượng flo cao hơn để ngừa sâu răng hiệu quả.

Dạy bé lấy lượng kem vừa đủ, đánh đều các mặt răng, chải từ trên xuống dưới chứ không chải ngang.

Tập cho bé thói quen chăm sóc răng miệng từ nhỏ - Ảnh minh họa: Internet

Hướng dẫn bé đánh răng nhẹ nhàng.

Dạy trẻ vệ sinh lưỡi mỗi khi đánh răng, súc miệng kỹ nhiều lần.

Đảm bảo việc đánh răng của trẻ diễn ra trong 2 - 3 phút.

Tập cho bé thói quen ăn uống tốt và hạn chế đồ ngọt.

Không cho con cắn, ngậm các vật cứng hoặc đồ chơi gây tổn thương lên răng cấm.

Lưu ý đến quá trình thay răng cấm vĩnh viễn để có những điều chỉnh kịp thời khi có phát sinh.

Các bậc phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bé vào giai đoạn trẻ mọc răng cấm. Có thể thấy, răng cấm là răng vô cùng quan trọng trong khung hàm, giữ gìn những chiếc răng thật cho con là cách mà cha mẹ gìn giữ sức khỏe của bé.