Phòng tránh một số bệnh thường gặp khi giao mùa
Thời tiết thay đổi đột ngột khi giao mùa tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh, có thể là nguồn phát sinh nhiều bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Thường xuyên rèn luyện, tập thể dục, vận động và xây dựng một chế độ ăn khoa học có thế giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
Những đối tượng dễ mắc bệnh thời kỳ giao mùa
Trẻ nhỏ: Đối với trẻ nhỏ, đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn.
Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi.
Phụ nữ mang thai: Khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai nghén rất dễ bị dị tật cho thai nhi. Ngay cả khi mắc bệnh, thai phụ cũng thường ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu với thai phụ.
Một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi:
Cảm cúm
Giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu, bạn rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt, vào giao mùa thu, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Đây là khoảng thời gian cơ thể rất khó thích nghi với thời tiết, và cảm cúm dễ xảy ra.
Nếu thấy hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì liên tục, đau đầu chóng mặt, có thể nghĩ đến khả năng mình đã mắc bệnh này. Hơn hết, để phòng ngừa, hãy ăn uống đầy đủ chất, uống nhiều nước, tập luyện thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng, rửa tay nhiều lần để loại trừ mầm bệnh lây lan, nơi ở thoáng mát, sạch sẽ để tránh vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công.
Viêm phổi
Khí hậu hanh khô khi chuyển thu hay lạnh giá vào mùa đông, phổi rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em. Khi phổi bị viêm, các phế nang bị tổn thương khiến dưỡng khí không thể đi vào máu do đó làm cho cơ thể, đầu tiên là vùng não bị thiếu dưỡng khí. Bệnh viêm phổi vẫn có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong.
Triệu chứng hay gặp nhất là bệnh nhân có những biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, dấu hiệu ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng… đôi khi ho ra máu. Người mắc còn có thể có hiện tượng tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh…
Khi có những dấu hiệu như trên và thấy dấu hiệu sức khỏe yếu đi, mệt mỏi… đặc biệt nặng ngực cần phải đi đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh. Hơn hết, để phòng tránh bệnh viêm phổi, các bác sĩ đưa ra lời khuyên cần chú ý rèn luyện sức khoẻ để tăng cường sức đề kháng. Với trẻ em, cần mặc đủ ấm, ăn đủ chất trong những ngày chuyển mùa.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ cũng là loại bệnh thường xảy ra trong lúc giao mùa do vi khuẩn, virus tranh thủ xâm nhập vào cơ thể khi nó chưa kịp thích nghi. Đau mắt đỏ sẽ gây cho bệnh nhân những khó chịu vùng mắt: mắt đỏ ngầu, nước mắt giàn giụa, sưng nhức mắt… Và đặc biệt, khiến người mắc không thể tự tin khi giao tiếp.
Để phòng tránh, phải chú ý giữ vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt. Do bệnh dễ lây nên tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. Không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đồng thời nên đeo kính khi ra ngoài, nhỏ mắt hàng ngày, giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng. Nếu mắc bệnh cần nghỉ 7 - 10 ngày đẻ cách ly và điều trị dứt điểm, tránh lây lan sang người khác.
Dị ứng da
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cùng sự sụt giảm độ ẩm không khí là tác nhân gây ra các chứng bệnh da liễu như khô nẻ, da dị ứng, mẩn đỏ… Biểu hiện bệnh thường là da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu…
Để phòng bệnh, bạn có thể bôi kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài ra, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể hàng ngày…Hơn hết, khi chưa tìm rõ nguyên nhân dị ứng, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Đau xương khớp
Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây đau xương khớp. Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút. Người bị bệnh đau xương khớp phải chú ý phòng rét và mặc cho ấm, nhất là sau khi ra mồi hôi, không nên tắm bằng nước lạnh.
Suy tim
Những người có bệnh lý về tim mạch thường bị lại vào giao mùa thu. Nguyên nhân là khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể phải tìm cách thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, đặc biệt là suy tim. Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả, tôm cá, và rất hạn chế ăn thịt mỡ, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích như bia, rượu…
Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Nhất là vào mùa thu, khi độ ẩm không khí thấp, hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…
Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị viêm xoang cần hạn chế ăn đồ lạnh, mặc phong phanh và ra ngoài phải có khẩu trang…
Một số cách phòng tránh các loại bệnh giao mùa
- Áp dụng một số lời khuyên sau có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm bệnh khi giao mùa:
- Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động để nâng cao thể trạng.
- Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi.
- Tiêm phòng vaccine cúm đầy đủ.
- Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch.
- Giữ ấm cơ thể.
- Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....