Đừng đáp ứng hết nhu cầu của bản thân

Trong cuộc sống này, những thứ mà chúng ta ngày đêm mong muốn là vô cùng nhiều bởi vì dục vọng của con người gần như là vô tận. Tuy nhiên, những thứ mà thực sự khiến chúng ta thỏa mãn đôi khi lại rất ít và rất đơn giản như nụ cười, sự cho đi… Hãy tu tâm dưỡng thân để biết nhu cầu nào là cần thiết và nhu cầu nào là nên buông bỏ.

Đừng xem nỗi đau là kẻ thù, là đối thủ của mình

Đừng lấy kinh nghiệm vượt qua đau thương của mình để đánh giá cách người khác trải qua nỗi đau của họ vì không có hai nỗi đau nào là hoàn toàn giống nhau và mỗi người có cách riêng để giải quyết vấn đề.

Để bản thân đau ốm và tự móc túi mình khi vào bệnh viện

Nhiều người chúng ta, cứ mải mê làm ăn, tích cóp mà không nghĩ cách bảo vệ sức khỏe, tiền bạc của mình. Vì thế, đến khi vào bệnh viện, thay vì có chỗ họ phải trả tiền cho mình chăm sóc sức khỏe thì hầu hết chúng ta lại phải tự móc túi mình ra mà chi phí. Đó là lý do đã thoát nghèo rồi lại bị tái nghèo.

Khổ thân!


Đừng đổi lỗi cho ai khác về vấn đề của bạn

Bạn phải học cách tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Không ai có thể khiến bạn làm bất cứ điều gì cả. Bạn cảm thấy ra sao và phản ứng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn và bạn phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Đừng mải sống trong quá khứ

Nếu một người cứ mãi đắm mình trong “bóng ma” quá khứ thì người đó sẽ không có cách nào bắt đầu một cuộc đời mới!

Đừng ái ngại với người khác chỉ vì bạn hạnh phúc hơn họ

Nhiều người có tâm lý e ngại khi bản thân mình vui vẻ hạnh phúc hơn người khác, thực sự không cần thiết phải làm như thế. Bạn chẳng hề nợ ai hay phải chịu trách nhiệm về việc họ không hạnh phúc như mình. Bạn có thể giúp họ, nhưng đừng ngại vì bạn may mắn hơn họ.

Đừng sợ phạm sai lầm mà không dám làm gì

Có ai thành công mà không trải qua thất bại. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng, đôi khi điều khiến bản thân hối hận “mãi không thôi” không phải làm một việc sai lầm, mà là không dám làm nó.

Cho con cái quá nhiều

Tất nhiên đây thuộc về vấn đề vật chất. Cho nhiều quá nên con cái chẳng biết tự lo gì, có khi 30 tuổi rồi vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ. Hơn nữa, nếu bạn cho con cái quá nhiều mà không lo được gì cho mình thì về già bạn sẽ làm cho con bạn phải khổ bởi bạn trở thành gánh nặng của chúng, đấy là chưa nói gì đến khi ốm đau, bệnh tật. Cho con vừa thôi và quan trọng là cho nó thành NGƯỜI, cho khả năng tự lập mới là quan trọng.