Đổi từ Căn cước công dân sang Căn cước có làm thay đổi số thẻ?
Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực kể từ 1/7/2024, chính thức đổi tên gọi thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước.
Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp quy định rõ: Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Trường hợp chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, Căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, Căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
Thẻ Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.
Quy định về việc sử dụng Căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước cấp theo quy định của luật này.
Người dân không phải đến cơ quan quản lý để tích hợp, khai báo thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu cần đổi thẻ hoặc bổ sung, thay đổi nội dung nào đó liên quan đến cá nhân thì mới đến cơ quan chức năng để cấp đổi thẻ.
Liên quan đến Luật Căn cước, nhiều người còn băn khoăn khi đổi từ Căn cước công dân sang Căn cước có làm thay đổi số thẻ hay không?
Với thắc mắc trên, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa, Đoàn luật sư Tp.Hà Nội thông tin trên báo Lao Động:
Việc không đổi số thẻ khi đổi từ Căn cước công dân sang Căn cước là phù hợp bởi số thẻ Căn cước công dân được cấp hiện nay chính là số định danh cá nhân.
Số định danh là dãy số xác định nhân thân của mỗi công dân do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Mỗi công dân được cấp một số định danh duy nhất từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.
Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, chia sẻ, cập nhật, khai thác thông tin của công dân. Cấu tạo của số định danh cá nhân quy định tại Điều 13 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP như sau:
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Khi đổi từ Căn cước công dân sang Căn cước, tuy không đổi số thẻ đã cấp nhưng mẫu thẻ Căn cước cấp từ ngày 1/7/2024 sẽ có một số thay đổi như:
- Tên thẻ đổi từ thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước.
- Thông tin chủ thẻ:
Cấp cho cả người dưới 14 tuổi;
"Quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh";
"Nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú";
Không còn thể hiện dấu vân tay.
- Chữ ký của người cấp thẻ đổi từ Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an đổi thành "Nơi cấp: Bộ Công an".
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...