Nữ sinh viên nhập viện sau 3 tuần ăn mì tôm liên tiếp
Mì tôm là món ăn phổ biến ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, vừa nhan gọn, dễ chế biến vừa rẻ vừa lấp đầy dạ dày nên đây cũng là món ăn ưa thích của rất nhiều sinh viên.
Tuy nhiên chắc chắn đây không phải là món ăn đầy đủ dinh dưỡng. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng nhận được cảnh báo rằng không nên ăn quá nhiều mì tôm và câu chuyện mới đây của cô sinh viên Hong Jia đang theo học một trường ĐH ở Giang Tô, Trung Quốc thực sự là lời cảnh tỉnh với nhiều người.
Hong Jia gây xôn xao cộng đồng mạng Trung Quốc vào đầu tháng 11 khi tiết lộ, cô đã ăn mì tôm suốt 3 tuần liên tiếp, kể từ 15/10 để tiết kiệm tiền mua sắm trong ngày lễ Độc thân 11/11 – lễ hội mua sắm giảm giá lớn nhất năm tại Trung Quốc.
“Mỗi tháng tôi chỉ được cho 1.000 nhân dân tệ (144 USD) để chi tiêu. Để có tiền mua sắm, tôi đã chuyển sang chế độ ăn uống cực rẻ”, Hong Jia chia sẻ. Kết quả, cô tiết kiệm được 749 nhân dân tệ (108 USD) nhờ ăn mì tôm.
Rất nhiều thành viên trên mạng không đồng tình với cách chi tiêu bất hợp lý của cô gái trẻ, cho rằng không thể ăn uống khổ sở suốt nhiều ngày chỉ để chờ 1 ngày giảm giá. Nhiều người khuyên Hong Jia hãy là người mua sắm thông minh.
Thật không may, Hong Jia phải nhập viện điều trị ngay trước ngày lễ Độc thân khi chưa kịp mua sắm gì. Thậm chí cô còn bị thâm hụt ngân khố khi mất hơn 1.100 nhân dân tệ để chi trả viện phí.
Một người bạn tiết lộ, Hong Jia phải nhập viện do sốt cao. Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa rõ nhưng Jia cho rằng “ăn quá nhiều mì tôm có thể là nguyên nhân”.
Khi biết tin, chính mẹ của Hong Jia cũng không đồng tình với quyết định của con gái.
Các nghiên cứu cho thấy, ăn quá nhiều mì tôm có rất nhiều tác hại. Thứ nhất, mì tôm chứa rất nhiều muối, 1 gói mì ăn liền trung bình chứa 4,2g muối, tương ứng 5-7g muối trong mỗi 100g sản phẩm.
Do đó, nếu mỗi ngày chỉ ăn 1 gói mì tôm cộng thêm ăn các thực phẩm khác thì sẽ vượt quá lượng muối WHO khuyến cáo dưới 5g muối/ngày.
Ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.
Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Thứ 2, ăn mì tôm khó tiêu hơn các thực phẩm khác. Các bác sĩ tại BV Massachusetts (Mỹ) từng thực hiện nghiên cứu cho thấy, sau 2 tiếng vào dạ dày, mì tôm vẫn còn nguyên sợi, đồng nghĩa bộ máy tiêu hoá phải làm việc rất vất vả.
Nguyên nhân được cho là trong mì tôm có quá nhiều chất bảo quản và chất phụ gia. Trong đó có chất bảo quản độc hại TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone). Tiêu thụ 5g TBHQ đã được coi là có thể gây chết người.
Một nghiên cứu khác đăng tải trên tạp chí dinh dưỡng Journal of Nutrition cho thấy, phụ nữ ăn nhiều mì ăn liền có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa, ngay cả khi họ có lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng, phụ nữ ăn mì tôm nhiều hơn 2 lần/tuần có 68% khả năng bị rối loạn chuyển hóa, bao gồm cao huyết áp, béo phì, tăng hàm lượng chất béo trung tính, tăng đường huyết và giảm nồng độ HDL cholesterol (loại cholesterol có ích).
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....