Ninh Thuận phát hiện 3 ổ dịch tả lợn châu Phi
Ngày 30-9, lãnh đạo UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận xác nhận 4 mẫu xét nghiệm trên địa bàn huyện có kết quả dương tính với virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Đây là địa phương thứ 3 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, từ ngày 23-9 đến ngày 26-9, trên địa bàn tỉnh đã có 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn và Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc.
Tổng số lợn chết và tiêu hủy 237 con (chết 168 con, tiêu hủy 69 con). Trong đó, đàn lợn tại một cơ sở nuôi ở xã Bắc Phong được nhập về từ Đồng Nai không có giấy chứng nhận kiểm dịch xuất tỉnh đã phát bệnh và chết 106 con. Sau đó, đàn lợn này tiếp tục lây lan sang đàn khác cùng cơ sở làm chết thêm 12 con.
Ngay sau khi nhận được tin báo về việc lợn nuôi bệnh và chết, Sở NN&PTNT đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra thực tế, điều tra dịch tễ.
Đồng thời, cử cán bộ thú ý phối hợp với chính quyền theo dõi, giám sát diễn biến dịch bệnh và giám sát tình hình chăn nuôi động vật và tiến hành tiêu hủy lợn nhiễm bệnh, chết.
Cùng với đó, tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh, các vùng bị uy hiếp và vùng đệm với tần suất cao để ngăn ngừa lây lan dịch.
Sáng 30-9, ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đã chủ trì cuộc họp trực tuyến triển khai đồng bộ các giải pháp phòng và chống dịch tả lợn châu Phi.
Ông Trịnh Minh Hoàng đã giao Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận tăng cường lực lượng, bám sát địa địa bàn, chủ động giám sát, phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để khi ổ dịch mới được phát hiện, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.
Phân công cán bộ trực trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông Thuận Bắc, các chốt kiểm dịch tạm thời 24/24 để kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiêu độc bổ sung tất cả phương tiện vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn đi qua trạm, chốt kiểm dịch. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Ông Hoàng lưu ý các địa phương siết chặt kiểm soát tại các cửa ngõ ra/vào, đặc biệt là tại các vùng dịch.
Các địa phương có dịch và vùng uy hiếp tổ chức vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục với tần suất theo quy định cho đến khi kết thúc ổ dịch.
Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức người chăn nuôi về phòng chống dịch bệnh, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Người chăn nuôi cần báo ngay cho cơ quan thú y khi đàn lợn có biểu hiện bất thường, chết nhanh và nhiều.
Kịp thời cứu sống người bệnh nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vành...
1 cơ sở sản xuất giá đỗ dùng chất kích thích tăng trưởng
Cơ quan chức năng phát hiện một cơ sở dùng chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất giá đỗ.
Bộ Y tế đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở...
Bộ Y tế đề xuất có cơ chế, chính sách đặc thù giải quyết khó khăn trong thi công xây...
Trời lạnh, nhiều người nhập viện do bệnh tim mạch
Thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ giảm sâu khiến các biến chứng của bệnh tim mạch gia tăng, nhất là...