Kết quả của một nghiên cứu của trường Đại học Johns Hopkins ở Mỹ sẽ cho chúng ta hiểu hơn phần nào về mối quan hệ giữa quan hệ bằng miệng và sức khỏe.

Nhóm nghiên cứu đã yêu cầu 508 người tiết lộ chi tiết về đời sống tình dục có quan hệ bằng miệng và sức khỏe chung của họ. Trong số 508 người này, có 163 người mắc bệnh ung thư oropharyngeal - bệnh ung thư ảnh hưởng đến phần giữa của cổ họng, bao gồm mặt sau của lưỡi, amidan và vòm miệng.

Nam giới có nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến HPV do quan hệ bằng miệng. Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia trước đây đã cảnh báo rằng nam giới có nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến HPV (trong đó có yếu tố quan hệ tình dục bằng miệng) cao gấp 4 lần so với phụ nữ.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Cancer cho thấy những người có 10 bạn tình quan hệ bằng miệng trở lên có nguy cơ mắc ung thư miệng hoặc họng do HPV (Human Papillomavirus) cao gấp 4,3 lần.

Bác sĩ tai mũi họng Virginia Drake, tác giả của nghiên cứu, nói: "Không chỉ số lượng bạn tình quan hệ bằng miệng, mà còn các yếu tố khác trước đây không được đánh giá cao cũng góp phần vào nguy cơ nhiễm HPV qua đường miệng và ung thư oropharyngeal liên quan đến HPV sau này".

Theo nhóm nghiên cứu của bác sĩ Drake, nguy cơ cao nhất nằm ở nhóm người tham gia đã quan hệ bằng miệng với nhiều người khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn.

Quan hệ bằng miệng với nhiều bạn tình, tuổi tác và quan hệ ngoài hôn nhân là 3 nguy cơ cao gây ung thư miệng. Ảnh minh họa: Internet

Tuổi tác là một yếu tố khác có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những người quan hệ bằng miệng với bạn tình lớn tuổi hơn từ khi còn trẻ có nguy cơ mắc ung thư liên quan đến HPV cao hơn.

Những người quan hệ tình dục ngoài hôn nhân cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ung thư thì quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đều đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

Quan hệ tình dục bằng miệng không sử dụng biện pháp bảo vệ có nhiều rủi ro

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) bao gồm HIV, herpes, giang mai, lậu, HPV và viêm gan virus có thể được truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Theo Terri Warren, RN, chủ sở hữu của Westover Heights Clinic ở Portland (Mỹ) - một phòng khám tư nhân chuyên về STDs nói rằng: "Quan hệ tình dục bằng miệng không phải là quan hệ tình dục an toàn. Đây chỉ là một cách thức tình dục an toàn hơn những cách quan hệ khác, nhưng không an toàn tuyệt đối”.

Các rủi ro phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm bạn có bao nhiêu bạn tình, giới tính của bạn và những hành vi tình dục bằng miệng cụ thể mà bạn thực hiện. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh tình dục, bạn có thể sử dụng bao cao su bao phủ dương vật, hoặc một "tấm bảo vệ miệng" bằng nhựa hoặc latex đặt ở âm hộ hoặc hậu môn.

Ngoài ra, bạn cần khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng.

Cách phòng tránh các bệnh lây nhiễm khi quan hệ bằng miệng

Để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi quan hệ bằng đường miệng, cần lưu ý các biện pháp dưới đây:

- Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ như bao cao su, tấm chắn miệng,...

Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ như bao cao su, tấm chắn miệng. Ảnh minh họa: Internet

- Không quan hệ với nhiều người, chung thủy với một bạn tình không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ.

Đặc biệt, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên làm các xét nghiệm sàng lọc STD (sàng lọc nhiễm trùng lây qua đường tình dục) định kỳ hàng năm để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời.

Sàng lọc STD bao gồm các loại xét nghiệm

Herpes: xét nghiệm máu (nếu chưa xuất hiện triệu chứng) và kết hợp lấy mẫu xét nghiệm vùng bị tổn thương (khi đã có triệu chứng).

Chlamydia, lậu: xét nghiệm nước tiểu hoặc lấy mẫu bệnh phẩm tại vùng sinh dục.

Giang mai: lấy mẫu bệnh phẩm từ vết loét hoặc xét nghiệm máu.

HIV: Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm mẫu niêm mạc miệng.

HPV: Xét nghiệm PAP HPV và kết hợp chẩn đoán hình ảnh dựa trên các triệu chứng.