Trong tôm sở hữu đặc tính chống chảy máu, chống oxy hóa, tránh viêm, ngăn ngừa ung thư và chống quá trình tạo mạch máu trong điều trị ung thư.

Hơn nữa, tôm chứa nhiều axit béo omega như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), những axit béo này mang lại nhiều lợi ích cho não và tăng cường phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh. Do vậy, đưa tôm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là việc làm quan trọng đối với phụ nữ có thai, đang cho con bú, người đang trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, khi cho con ăn tôm nên tránh những sai lầm dưới đây kẻo gây hại đến sức khỏe của con:

Cho con ăn vỏ tôm vì chứa nhiều canxi: Đây là một quan điểm hết sức sai lầm vì theo các chuyên gia dinh dưỡng phần vỏ tôm không nhiều chất canxi, bằng phần thịt tôm. Và việc chế biến món ăn cho con có vỏ tôm sẽ dễ gây hóc cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Món ăn cho con có vỏ tôm sẽ dễ gây hóc cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Ảnh minh họa: Internet

Cho con ăn đầu tôm để bổ mắt: Với quan điểm ăn gì bổ nấy nên nhiều người sẽ cho con ăn luôn cả đầu tôm để bổ mắt và trí não. Thế nhưng thực tế, phần đầu tôm có chứa phân tôm nên có nhiều vi khuẩn. Nên nó không hề tốt nhưng nhiều mẹ đã nghĩ, từ nay đừng nên cho con ăn đầu tôm nữa nhé.

Con bị ho nhưng vẫn cho ăn tôm: Nếu con đang ho hay mắc các bệnh đường hô hấp thì mẹ đừng nên cho con ăn tôm nhé. Vì ăn tôm khi bị ho khiến cho bệnh tình của bé càng nên tăng nặng. Không những vậy tôm còn làm mất tác dụng của thuốc và làm sức khỏe của bé suy giảm.

Cho con ăn tôm với trái cây giàu vitamin C: Khi cho con ăn tôm, các mẹ nên lưu ý không cho ăn kết hợp với các loại trái cây giàu vitamin C hoặc uống nước cam. Nếu muốn ăn, uống thì nên cách nhau khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Bởi tôm là một loại hải sản nếu như kết hợp chung với trái cây chứa vitamin C sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng và gây cản trở sự hấp thụ canxi trong cơ thể dễ gây nên bệnh sỏi thận cho bé.

Vừa ăn tôm vừa uống nước cam sẽ gây cản trở sự hấp thụ canxi trong cơ thể dễ gây nên bệnh sỏi thận cho bé. Ảnh minh họa: Internet