Những quy tắc cha mẹ cần biết trước khi cho con sử dụng điện thoại
Độ tuổi tiếp xúc với điện thoại
Theo các chuyên gia trên thế giới thì không nên cho trẻ dưới 16 tuổi sử dụng điện thoại, nhưng quả thực trong xã hội hiện nay thì điều đó gần như là không thể vì 16 tuổi đã bước vào độ tuổi thiếu niên, bảo đến độ tuổi này mới cho dùng điện thoại thì khó. Vì thế, hãy để trẻ tiếp xúc với điện thoại trong nhưng vẫn đảm bảo nó trong tầm kiểm soát của bạn.
Đặt ra giới hạn và ranh giới khi con sử dụng điện thoại
Điều đầu tiên và quan trọng nhất, cha mẹ cần thiết lập giới hạn và ranh giới. Một số cha mẹ cho phép con cái họ chỉ sử dụng điện thoại di động trong những ngày cuối tuần, buổi tối hoặc sau khi hoàn thành bài tập về nhà. Đó cũng là một ý tưởng rất tốt để giới hạn thời gian dùng điện thoại. Hãy chắc chắn rằng bạn đã truyền đạt những mong đợi của bạn trước khi đưa điện thoại cho con sử dụng.
Thời gian và địa điểm sử dụng điện thoại
Trẻ cần có thời gian và địa điểm sử dụng điện thoại rõ ràng. Ví dụ, nếu trẻ đang ngồi học, đang ăn tại nhà hàng, trẻ cần cất điện thoại đi.
Nếu con đang nói chuyện với người lớn, con không nên nhắn tin hoặc chơi trò chơi trong lúc đó.
Con cần trả lời điện thoại của bố mẹ ngay lập tức
Nếu bố mẹ gọi, một đứa trẻ nên biết rằng đó là nhiệm vụ của chúng cần trả lời điện thoại ngay lập tức. Nếu có cuộc gọi nhỡ, trẻ cần gọi lại ngay cho bố mẹ và điện thoại lúc nào cũng mở khi ra khỏi nhà để gia đình có thể liên lạc.
Không cho người lạ biết số điện thoại cá nhân
Đây có lẽ nên là quy tắc quan trọng nhất đối với thanh thiếu niên: không bao giờ đưa số điện thoại của mình cho những người mà con không biết. Những người duy nhất nên có số điện thoại của trẻ là các thành viên gia đình, ông bà, cô dì, chú bác và bạn bè thân thiết. Thanh thiếu niên và trẻ em ở mọi lứa tuổi không nên liên lạc với những người mà họ không biết.
Bên cạnh đó, trẻ không được chụp hoặc gửi các hình ảnh nhạy cảm, không thích hợp với lứa tuổi và cũng không gửi, chuyển tiếp tin nhắn hoặc email có nội dung không đứng đắn.
Không sử dụng điện thoại vào ban đêm
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng nhiều thanh thiếu niên bị rối loạn giấc ngủ do thường xuyên xem điện thoại vào ban đêm hoặc khó ngủ vì dán mắt vào màn hình. Kết quả là, trẻ gặp khó khăn khi thức dậy đi học cũng như ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Về nội dung xem, luôn để ý bé xem cái gì
Hãy chủ động tải ứng dụng Youtube Kids và một số ứng dụng dạng vừa học vừa chơi như Monkey Junior để bé có thể xem và tiếp cận với những nội dung sạch nhất. Bên cạnh đó, người lớn luôn là người bật tivi, chọn video cho bé xem, đã vài lần tỏ vẻ không thích nhưng với sự cương quyết thì bé cũng chịu.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...