Những phương pháp điều trị giúp bệnh viêm phế quản ở trẻ em thuyên giảm
Bệnh viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Bệnh có thể chữa trị tại nhà với trường hợp nhẹ và cần nhập viện trong một số trường hợp nghiêm trọng. Bố mẹ cần theo dõi bệnh sát sao để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Nội dung bài viết bao gồm:
Biểu hiện viêm phế quản ở trẻ em
Nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm phế quản
Cách điều trị
Dấu hiệu nguy hiểm
BIỂU HIỆN VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM
Viêm phế quản là khi cuống phổI hay đường thở dưới của bé bị viêm, sưng đau nhưng chưa ảnh hưởng đến nhu môi phổi. Viêm phế quản nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phổi. Khi bị viêm phế quản bé có thể có các triệu chứng sau:
- Ho khô hoặc ho ướt (có chất nhầy trong cổ họng). Bé có thể bị đờm vàng, xanh hoặc trắng.
- Đau ngực, khó thở trong một số trường hợp.
- Ớn lạnh.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Chảy nước mũi.
- Thở khò khè.
- Đau họng.
- Sốt nhẹ.
NGUYÊN NHÂN
Thông thường, virus là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm phế quản ở trẻ em. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm phế quản bao gồm liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn… Ngoài ra tiếp xúc với vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Khi sức đề kháng của bé yếu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể cùng với môi trường thuận lợi như thời tiết chuyển mùa, ô nhiễm, khói bụi… khiến cho bệnh tiến triển nhanh hơn, đặc biệt ở mũi và họng.
Môi trường ô nhiễm khiến bé thường xuyên phải hít các loại bụi bẩn, khói thuốc lá, khóI xe cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản. Ngoài ra tắm quá lâu, tắm nước lạnh, ngồi điều hòa lâu cũng dễ khiến bé bị bệnh.
CÁCH ĐIỀU TRỊ
Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên làm thế nào để là giảm các triệu chứng viêm phế quản. Thông thường bác sĩ không kê thuốc vì kháng sinh không có tác dụng với bệnh. Thậm chí sử dụng kháng sinh còn có thể gây hại vì gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.
Tuy nhiên, nếu bé gặp khó khăn khi thở, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản giúp mở các ống phế quản và giảm các chất nhầy trong cổ họng bé.
Ngoài ra bố mẹ có thể chăm sóc và giúp bé nghỉ ngơi ở nhà. Tình trạng của bé có thể thuyên giảm trong 1 tuần tới 10 ngày. Dưới đây là những phương pháp giúp bé nhanh chóng hồi phục:
- Uống nhiều nước
Để ngăn ngừa mất nước và thông thoáng đường thở bé nên uống nhiều nước. Mẹ có thể cho bé uống dung dịch muối đường để bù nước.
- Nghỉ ngơi
Mẹ nên để bé nghỉ ngơi đầy đủ. Thời tiết, khói bụi, hơi lạnh có thể gây kích ứng đường hô hấp của bé. Vì vậy hãy cho bé ở trong phòng sạch sẽ, ấm áp, không có khói thuốc.
- Tăng cường độ ẩm trong nhà
Mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé hoặc trong nhà, đặc biệt ở những nơi có thời tiết khô hanh. Làm ẩm không khí sẽ giúp bé dễ thở hơn.
- Vệ sinh mũi sạch sẽ
Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lí để giúp bé giảm ngạt mũi.
- Ngủ đầy đủ
Ngủ đủ giấc sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
- Mật ong
Cho bé uống mật ong có thể xoa dịu cổ họng và giảm bớt ho. Tuy nhiên không cho bé dưới 1 tuổi sử dụng mật ong.
DẤU HIỆU NGUY HIỂM
Bố mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau đây:
- Bé bị viêm phế quản hơn 3 tuần.
- Bé khó ngủ.
- Bé sốt cao.
- Bé thở khò khè hoặc thở dốc.
- Bé ho ra máu.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...