Những người đại kỵ tuyệt đối kiêng ăn mướp đắng
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…
Tuy mướp đắng rất tốt, nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên ăn. Đặc biệt, với những người sau cần rất thận trọng khi ăn mướp đắng:
1. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ có thai và sau sinh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường, đặc biệt là chất xơ và chất béo. Mướp đắng lại là loại quả có rất ít chất xơ và béo sẽ không phù hợp cho đối tượng này. Mặt khác, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Không những thế, ăn mướp đắng còn có nguy cơ kích thích tử cung dẫn đến sinh non.
Người huyết áp thấp (hoặc có tiền sử huyết áp thấp): Mướp đắng có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ thành phần Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Các chất này có cơ chế tác dụng làm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu trên động vật (chuột và thỏ) cho thấy cải thiện dung nạp glucose, giữ được tình trạng hạ đường huyết sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày cùng với đó là giảm lượng cholesterol trong máu.
2. Người thiếu canxi
Mướp đắng có chứa nhiều axit oxalic. Chất này có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi. Bởi vậy, những người bị thiếu canxi: Trẻ nhỏ, người già, bị bệnh loãng xương… không nên ăn mướp đắng.
Khi chế biến mướp đắng, có thể loại bỏ bớt vị đắng và axit oxalic bằng cách luộc qua với nước. Mặc dù vậy cũng không nên ăn loại thức ăn này quá thường xuyên.
3. Người có bệnh tiêu hóa
Đối với người khỏe mạnh, ăn mướp đắng có thể giúp kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết men tiêu hóa. Tuy nhiên, với những trường hợp hệ tiêu hóa yếu thì không nên ăn món ăn này. Ăn mướp đắng ở người có vấn đề về hệ tiêu hóa có nguy cơ gây ra tiêu chảy, lỵ, hoặc một số bệnh ở dạ dày.
4. Người có bệnh gan thận
Chất xơ trong mướp đắng làm cho nó khó tiêu, có thể còn gây đầy hơi nên người bị bệnh lý về gan và thận cần tránh ăn loại quả này. Đối với người bệnh thiếu men G6PD (loại men đóng vai trò trong chuyển hóa hồng cầu) cũng nên tránh không sử dụng mướp đắng.
5. Người vừa phẫu thuật
Theo các con số thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.
Vì vậy, phương pháp tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế bạn đã biết ăn bánh mì thường xuyên có những lợi ích và tác hại gì?