Nhìn vào những bậc cha mẹ bị bỏ rơi, người ta thường trách cứ đàn con vô tâm, không nuôi nổi người đã mang nặng đẻ đau, sinh ra và nuôi dưỡng mình. Nhưng cũng có những kiểu phụ huynh mà ngay từ khi con mình còn bé đã tự tạo ra cho mình một khoảng cách khó có thể lấp đầy giữa mình và con cái. Dưới đây là 3 kiểu cha mẹ điển hình làm cho con cái luôn muốn tránh né bổn phận làm tròn chữ “hiếu”.

em là người hay mau nước mắt lắm. Mỗi lần khóc đều tự dỗ

Xã hội phát triển nhưng lòng người thì không. Vẫn còn tồn tại ngoài xã hội nhiều người có suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” rồi khi kết hôn họ mang luôn tư tưởng đó áp đặt vào gia đình của mình.


Sự bất bình đẳng về giới tính vẫn tồn tại trong nhiều gia đình ở xã hội hiện nay - Ảnh minh họa: Internet

Nhiều bậc cha mẹ xem việc sinh con gái ra chỉ là sinh thêm một người giúp việc nhà vì chung quy lại đến một độ tuổi nhất định đều sẽ phải gả đi. Vậy nên, trong gia đình có đủ con trai và con gái nhưng đứa con gái dù là vai chị hay em thì bên cạnh việc học đều phải gánh vác gần như tất cả công việc nhà, trong khi đó người con trai chỉ việc ăn no và rong chơi.

Vì lý do này, nhiều cô con gái sớm bất mãn với cha mẹ ngay từ khi còn rất nhỏ, chúng chịu đựng và nhẫn nhịn, chỉ đợi đến lúc có thể thoát khỏi sự kìm kẹp của cha mẹ. Một khi đã rời đi, ít người chọn quay đầu lại để hoàn thành chữ “hiếu” vì suy nghĩ cha mẹ chưa từng một lần cần mình phụng dưỡng.

Về phía những người con trai được thiên vị, đa số thể hiện sự bất hảo từ khi còn bé. Bởi vì luôn được cha mẹ yêu thương hơn, muốn gì đều được đáp ứng, chúng chưa từng phải chịu đựng bát kỳ sự bất công hay làm gì trái ý thích. Trong nhiều trường hợp, những đứa trẻ này khi lớn lên đều rất hư hỏng và có hành vi bất hiếu ngược lại với kì vọng muốn được dựa dẫm của cha mẹ.

2. Cha mẹ quá khắc nghiệt và bạo lực

Nhiều bậc phụ huynh thường hay dạy con bằng những lời lẽ nặng nề và bạo lực thể xác. Họ mang tư tưởng đã cũ của thế hệ trước là “thương cho roi cho vọt” mà không nghĩ rằng việc áp đặt chung một phương thức dạy dỗ vào những cá nhân khác nhau là điều hoàn toàn không thể.

Bạo lực dẫn đến con trẻ mang bên mình vết thương tâm lý khó xóa bỏ - Ảnh minh họa: Internet

Những đứa trẻ có cha mẹ quá khắc nghiệt dễ rơi vào trạng thái u ất, sống khép mình hoặc nặng hơn sẽ bị trầm cảm, chúng mang bên mình một bóng đen tâm lý lớn khó xóa bỏ. Nhiều đứa trẻ chọn cách kết thúc cuộc đời mình để chấm dứt nỗi đau kéo dài ngay từ khi còn đi học, những đứa trẻ mạnh mẽ hơn, vượt qua được thì sẽ chọn cách rời xa cha mẹ - những người trực tiếp tạo ra vết thương tâm lý cho chúng.

3.Cha mẹ gia trưởng và luôn hành động tùy tiện

Có nhiều người thường đưa ra lựa chọn thay cho con cái của mình vì suy nghĩ chỉ có mình mới biết điều gì là đúng nhất, phù hợp nhất với con cái. Điều này có thể chấp nhận được khi con trẻ còn quá bé chưa biết nhiều về thế giới xung quanh.

Luôn ép con cái nghe theo sự sắp xếp của mình dẫn đến việc con trẻ dễ bất mãn với cha mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Nhưng có nhiều trường hợp, khi con mình đã lớn, cha mẹ vẫn tiếp tục đưa ra những quyết định thay con từ việc nhỏ như hôm nay mặc gì, ăn gì đến những việc lớn như thi vào đại học nào, làm việc ở đâu, cưới ai… Khi con lên tiếng muốn tự mình quyết định thì đều bị phản bác, la rầy.

Những đứa trẻ bị cha mẹ kìm kẹp như thế này khi lớn lên đều thiếu chính kiến, khó có thể tự tin đưa ra các quyết định trong cuộc sống. Từ đó, trẻ có nhiều suy nghĩ bất mãn với cha mẹ và chọn cách rời xa họ vì chỉ có như thế mới có thể có cơ hội làm chủ cuộc sống của mình.

Chung quy lại, con người không ai là hoàn hảo, chúng ta đều mang bên mình nhiều thiếu sót và đem chúng vào cuộc sống hằng ngày. Việc trở thành cha mẹ của một ai đó cũng vậy, con trẻ có thể bỏ qua những hành động sai trái của phụ huynh nhưng không thể luôn chịu đựng một người cha, người mẹ không biết mình sai ở đâu và không chịu sửa đổi. Cha mẹ cần yêu thương con mình đúng cách nếu vẫn muốn ở bên con cái và hưởng thụ sự phụng dưỡng khi về già.