Halloween là ngày gì?

Halloween là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31/10 hằng năm. Đây là ngày bắt đầu Tuần Tam nhật Các Thánh (Allhallowtide) - khoảng thời gian trong năm dành để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các vị thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời. Trọng tâm theo truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng "sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết".

Cách nhìn phổ biến cho rằng nhiều truyền thống của Halloween bắt nguồn từ các lễ hội thu hoạch của người Celt mà có thể mang gốc rễ ngoại giáo, đặc biệt là lễ hội Samhain của người Gael - Ảnh minh họa: Internet

Cách nhìn phổ biến cho rằng nhiều truyền thống của Halloween bắt nguồn từ các lễ hội thu hoạch của người Celt mà có thể mang gốc rễ ngoại giáo, đặc biệt là lễ hội Samhain của người Gael. Các hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween là trick-or-treat (trẻ con hoá trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo), dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô thành jack-o-lantern, cắn táo, các trò đùa cợt, xem phim hoặc kể chuyện kinh dị. Ở nhiều nơi trên thế giới, Halloween là một ngày hội mang tính thế tục và thương mại nhiều hơn.

Trong lịch sử, một số người Kitô giáo từng kiêng thịt dẫn đến thói quen ăn những loại thực phẩm nhất định vào đêm canh thức này, bao gồm táo, bánh kếp khoai tây và bánh ngọt. Cũng có rất nhiều trò chơi truyền thống trong Halloween. Một trò chơi phổ biến là dunking, hay còn gọi là apple bobbing, trong đó, có những quả táo nổi trong bồn tắm hoặc chậu nước lớn và những người tham gia phải sử dụng răng của họ để gắp 1 quả táo. Một biến thể của dunking liên quan đến quỳ trên một chiếc ghế, giữ một cái dĩa (nĩa) giữa hai hàm răng và cố gắng để thả chúng vào một quả táo. Một trò chơi phổ biến là treo bánh nướng được phủ mật mía hoặc bao xi-rô lên cây bằng dây và người chơi phải ăn mà không cần sử dụng tay, và điều này chắc chắn sẽ khiến người tham gia trò chơi có một khuôn mặt dính đầy siro.

Vào ngày Halloween, trẻ con hoá trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo - Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, cũng giống như tháng 7 cô hồn ở Việt Nam và các nước phương Đông, Halloween được coi là một dịp tưởng nhớ những người đã qua đời và cũng có những quy tắc, những điều cấm kỵ riêng mà bạn không nên làm trong ngày này!

Tránh gặp hay đi trước mặt mèo đen

Mặc dù mèo đen là biểu tượng của dịp lễ hội Halloween, nhưng tại nước Bỉ và Tây Ban Nha, tất cả mọi người đều tránh gặp con vật này vì quan niệm, chúng sẽ đem lại vận xui cho mọi người. Ngoài ra, theo quan niệm của Giáo hội thì dù là mèo đen hay mèo trắng thì con vật này đều đem lại sự đen đủi. Trong một thời gian dài, mèo đen gắn liền với ma quỷ và phù thủy.

Quan niệm mèo đen đem lại rủi ro đen đủi thật ra đã khởi nguồn từ thời Trung Cổ tại châu Âu. Vào thời đó, con người có xu hướng săn lùng và trừ khử những cá nhân bị chụp mũ là phù thủy, sử dụng tà thuật.

Quan niệm mèo đen đem lại rủi ro đen đủi thật ra đã khởi nguồn từ thời Trung Cổ tại châu Âu. Vào thời đó, con người có xu hướng săn lùng và trừ khử những cá nhân bị chụp mũ là phù thủy, sử dụng tà thuật - Ảnh minh họa: Internet

Khi ấy, người dân cho rằng phù thủy khi cần đều sẽ biến hình thành mèo đen để tránh bị người thường phát hiện. Thậm chí có người còn nói rằng, quỷ Satan sẽ giao tiếp với các thế lực đen tối, hắc ám trên trần gian dưới hình dạng của mèo đen. Sau đó, hắn trao món quà này cho các đệ tử đang tập luyện sử dụng pháp thuật. Chính vì thế, chỉ cần chạm mặt hoặc đi qua mèo đen, chắc chắn người đó sẽ bị gặp vận xui hoặc đau ốm, bệnh tật.

Kiêng làm vỡ gương

Mọi người tin rằng những chiếc gương có khả năng đánh cắp một phần linh hồn của người sử dụng, đây là hình ảnh thường xuất hiện trong phim kinh dị nhưng trên thực tế hoàn toàn dựa vào sự thật có căn cứ. Thời đại cổ xửa, người La Mã đã sáng tạo ra gương soi. Sau đó, trong quá trình sử dụng món đồ này, chính họ và người dân các quốc gia như Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ và các nước trong lãnh thổ châu Phi đều cho rằng đây là vật dụng đáng sợ.

Mọi người tin rằng những chiếc gương có khả năng đánh cắp một phần linh hồn của người sử dụng, đây là hình ảnh thường xuất hiện trong phim kinh dị nhưng trên thực tế hoàn toàn dựa vào sự thật có căn cứ - Ảnh minh họa: Internet

Con người bắt đầu nảy sinh tâm lý e dè kiêng nể vì cho rằng, gương có khả năng "thâu tóm, chứa đựng linh hồn của con người". Nếu hình ảnh phản chiếu của chúng ta trong gương bị "nhiễu loạn" hoặc quấy rối thì linh hồn chắc chắc cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

Chính bởi vậy mà người xưa cho rằng "làm vỡ gương sẽ phải chịu 7 năm xui xẻo" vì linh hồn chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong thế giới phản chiếu, gây nên những thiệt hại nặng nề về sức khỏe và tài vận, may mắn. Nhiều người quá tin tưởng quan niệm này nên khi làm vỡ gương thì đều tìm cách nghiền nhỏ thành bột hoặc dùng rìu, xẻng chôn sâu những mảnh gương vỡ này xuống sâu dưới đất.

Làm đổ muối

Trong bữa ăn cuối cùng với Jesus, phản đồ Judas đã làm đổ muối. Do đó, theo quan niệm tôn giáo, nếu bạn cũng làm như hắn thì sự xui rủi sẽ tự động theo đuổi bạn.

Cách giải thích có phần đơn giản và dễ chấp nhận hơn là thời xa xưa, muối vốn được xem là biểu tượng thiêng liêng và thường có giá rất đắt. Bên cạnh đó, nếu rải chúng lên cánh đồng thì sẽ khiến đất đai trở nên cằn cỗi, gây hại cho nông nghiệp.

Trong bữa ăn cuối cùng với Jesus, phản đồ Judas đã làm đổ muối. Do đó, theo quan niệm tôn giáo, nếu bạn cũng làm như hắn thì sự xui rủi sẽ tự động theo đuổi bạn. - Ảnh minh họa: Internet

Nếu lỡ tay đánh đổ muối, hãy bốc nhúm nhỏ và ném qua vai bên trái. Quan niệm cho rằng khi đó, quỷ sứ đang nấp sau lưng chúng ta, do đó sẽ "lãnh trọn" đòn tấn công vào mặt.

Tránh sử dụng những vật nhọn, sắc như dao, kéo

Trong suốt dịp lễ hội Halloween, các nước phương Tây có thói quen không mang theo bên người và kiêng sử dụng những đồ vật sắc nhọn như dao, kéo… để giảm thiểu các điều xui xẻo, rủi ro. Họ cho rằng, nếu đem những đồ vật này ra đường thì sẽ vô tình làm tổn thương các linh hồn đang lang thang, vất vưởng trong ngày lễ dành riêng cho họ. 

Trick or treat? (kẹo hay quậy phá?) - Ảnh minh họa: Internet

Tránh đi dưới gầm cầu thang hoặc thang nghiêng

Vào ngày lễ Halloween, lễ của ma quỷ, người ta quan niệm việc đi dưới gầm cầu thang sẽ đem lại đen đủi, xui xẻo. Quan niệm này có thể được khởi nguồn từ thời Ai Cập cổ đại, khi người ta tôn thờ và cho rằng tam giác là dạng hình học thiêng liêng (như kim tự tháp) không nên xâm phạm. Còn ở châu Âu, chiếc giá treo cổ dùng để xử tử tội phạm cũng có thiết kế tương tự như hình chiếc thang.

 Khi đi lại dưới thang nghiêng không khác nào báng bổ, bạn thậm chí có thể vô tình "mở cửa" cho quỷ sứ thâm nhập vào thế giới loài người - Ảnh minh họa: Internet

Nhiều người còn cho rằng hình ảnh chiếc thang nghiêng dựa vào tường thật ra khá giống với tam giác thiêng liêng trong quan niệm Thiên Chúa giáo (gồm Cha, Con và các Thánh Thần). Khi đi lại dưới thang nghiêng không khác nào báng bổ, bạn thậm chí có thể vô tình "mở cửa" cho quỷ sứ thâm nhập vào thế giới loài người.

Không gõ vào bí ngô của người khác

Bởi theo truyền thuyết về Halloween, bí ngô phát sáng là vật dẫn đường cho một linh hồn trong truyền thuyết có tên là Jack. Nhân vật này từng cứu giúp quỷ dữ và nhận được lời hứa là sẽ không bị bắt xuống địa ngục.

Bởi theo truyền thuyết về Halloween, bí ngô phát sáng là vật dẫn đường cho một linh hồn trong truyền thuyết có tên là Jack - Ảnh minh họa: Internet

Thế nhưng đến khi Jack chết, thiên đường chối bỏ cậu và địa ngục không nhận cậu vì lời hứa. Chính vì vậy mà Jack cầm quả bí ngô lang thang khắp dương gian. Hãy tránh gõ vào bí ngô của người khác vì đó là việc làm không lịch sự, và có thể bạn sẽ gõ phải bí ngô của Jack.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.