Tim bẩm sinh là tình trạng dị tật bất thường ở tim khi trẻ mới sinh ra, đôi khi có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức. Ngoài ra, một số thống kê cũng cho biết, tỷ lệ các ca tử vong do tim bẩm sinh đang chiếm khoảng 15% trên tổng số các ca trẻ sở sinh bị tử vong mỗi năm. Chính vì thế, bài viết sẽ chia sẻ thêm một số thông tin về bệnh tim bẩm sinh mà các bậc phụ huynh nên biết.

Nguyên nhân trẻ bị tim bẩm sinh

Đầu tiên có thể kể đến nguyên nhân do sai lệch các nhiễm sắc thể hội chứng đa dị tật như: Tam nhiễm sắc thể 13, 18, 21, hội chứng Turner, nhiễm sắc thể 22. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể do yếu tố di truyền từ những người trong gia đình, đặc biệt là người mẹ bị tim bẩm sinh.

Tim bẩm sinh ở trẻ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát triện và điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Internet

Trong thai kỳ, nếu người mẹ tiếp xúc với tia phóng xạ, tia gama, tia X-quang... hoặc môi trường độc hại, hóa chất cũng có thể khiến thai nhi bị tim bẩm sinh. Không chỉ vậy, việc uống một số loại thuốc như thuốc động kinh, thuốc an thần cũng là nguyên nhân dễ làm rối loạn nhiễm sắc thể bào thai, dẫn đến tim bẩm sinh.

Trường hợp mẹ bầu bị nhiễm virut Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng dễ khiến con bị tim bẩm sinh. Ngoài ra, mẹ bầu mắc phải một số bệnh như: tiểu đường thai kỳ, bệnh lupus ban đỏ… cũng có thể khiến thai nhi bị tim bẩm sinh.

Dấu hiệu trẻ bị tim bẩm sinh

Thông thường, bệnh tim bẩm sinh nặng sẽ đi kèm với các hội chứng như: Down, sứt môi, thiếu hoặc thừa ngón chân, đầu quá to hoặc quá nhỏ so với bình thường. Lúc này, bố mẹ nên cho con đi khám để tìm hiểu nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị sớm nhất.

Trẻ gặp các khó khăn về đường hô hấp cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị tim bẩm sinh. Theo đó, bé sẽ có các biểu hiện như: Ho, thở khò khè lặp đi lặp lại nhiều lần, lồng ngực bị lõm khi hít vào, kèm theo đó là viêm phổi. Bên cạnh đó, da trẻ sẽ xanh xao, môi, ngón chân, đầu ngón tay sẽ tím bầm và tím đậm khi trẻ khóc. 

Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ thì bố mẹ cũng nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để tránh bệnh để lâu sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Đồng thời, nếu trẻ bị tim bẩm sinh thì thường sẽ phát triển chậm hơn so với nhưng trẻ bình thường. Lúc này, trẻ sẽ chậm mọc răng, chậm lên cân, chậm biết bò, lật, ăn kém, bú kém…

Trẻ bú hoặc ăn kém, mỗi cữ bú ngắn, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Bên cạnh đó, trẻ còn đi tiểu ít hơn bình thường.

Cuối cùng, nếu bố mẹ thấy bé có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì nhanh chóng đưa con đến chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Lúc này, tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẻ chỉ định phẫu thuật hoặc cho bé điều trị tại nhà.