Không được khóc

Sau khi trẻ bị mắng, chúng sẽ có phản xạ tự nhiên là khóc. Tuy nhiên, bố mẹ thường cảm thấy có chịu về việc này và lập tức ra lệnh "không được khóc", "đừng khóc nữa".

Bố mẹ không biết rằng con cần cảm thấy an toàn khi thể hiện cảm xúc.

Khi phụ huynh nói không được khóc, trẻ sẽ hiểu việc khóc không tốt. Trong khi thực tế, khóc là một điều hoàn toàn bình thường, là một cách mà con người dùng để thể hiện cảm xúc và đáng được tôn trọng.

Tại sao con không như... nhỉ?

Nhiều bố mẹ có thói quen so sinh bé với một đứa trẻ khác. Như vậy trẻ sẽ hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc khó chịu. Không những thế, bé sẽ nảy sinh thói ghen ghét, ghét những người mà bé bị so sonh hoặc thậm chí ghét cả bố mẹ.

Khi bị tổn thương, một số trẻ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt hơn. Cha mẹ phải chấp nhận một điều rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, chúng có năng lực khác nhau. Việc phụ huynh cần làm là định hướng, động viên con phát triển theo sở trường thay vì mắng mỏ, so sánh trẻ với "con nhà người ta".

Bố/mẹ thất vọng về con

Khi trẻ không đáp ứng được yêu cầu, phụ huynh cũng không nên nói với trẻ câu này. Nó là một con dao vô hình hiến trẻ bị tổn thương. Bé cảm thấy thất vọng và xấu hổ về bản thân.

Thay vì nói về sự thất vọng, cha mẹ nên giải thích hành động của con khiến bạn cảm thấy buồn.

Có gì đâu mà phải sợ

Bố mẹ thường dùng câu nói này để an ủi bé. Tuy nhiên, nó thể hiện việc phụ huynh đang đánh giá thấp cảm xúc của con. Chúng sẽ nghĩ bản thân mình kém cỏi, không làm được điều mà bố mẹ mong muốn. Thay vào đó, phụ huynh nên sử dụng những câu nói mang tính chia sẻ cảm xúc và cho trẻ thấy rằng bạn luôn ở bên cạnh chúng, là chỗ dựa để trẻ luôn cảm thấy an toàn.