Những cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm bổ dưỡng nhất
Bé ăn cháo lươn có tốt không?
Càng ngày các mẹ càng quan tâm đến cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm vì việc này sẽ giúp tổng hợp được nguồn dinh dưỡng từ rau củ và chất đạm để bé hấp thụ triệt để vào cơ thể.
Dưới đây là những thông tin cơ bản về lượng dinh dưỡng mà cháo lươn mang lại cho trẻ:
Chất đạm trong cháo lươn khoảng 12,7g
Chất béo chiếm 25,6g
Năng lượng cơ bản là 285 calo
Vitamin có nhiều trong cháo lươn với tỷ lệ như sau: Vitamin A và betacaroten chiếm 2000 IU, Vitamin B1 chiếm 0,15mg, Niacin chiếm 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg
Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, lượng Natri là 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho chiếm 160mg.
Để giúp cho bé ăn dặm đúng cách và hệ tiêu hóa hoạt động tốt khi dùng cháo lươn thì mẹ nên nấu chín, hấp cách thủy hoặc ninh nhừ lươn rồi cho vào cháo để đảm bảo thịt lươn được chín kỹ, quyện với vị thơm ngon của gạo được nấu chín mà vẫn không bị tanh hay có mùi khó chịu.
Khi kết hợp cháo lươn với các loại rau củ hầm sẽ giúp mẹ chế biến thành công món cháo lươn cho bé tăng cân mà lại mát và bổ, đặc biệt là cực thích hợp với những bé đang bị suy dinh dưỡng hay thiếu chất.
Bé mấy tháng ăn được lươn?
Thông thường trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là đã có thể ăn được cháo lươn. Tuy nhiên, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên các mẹ cần lưu ý chế biến cháo lươn thật mịn và nhuyễn để trẻ có thể hấp thu dễ dàng hơn.
Nếu các bé có dấu hiệu muốn ăn dặm sớm hơn thì chỉ tháng thứ 5 là đã có thể cho cháo lươn vào khẩu phần ăn của bé. Sau khi dùng cháo lươn cho bé ăn dặm 7 tháng là đã có thể cho bé ăn thô hơn tùy ý các mẹ và tùy theo sức khỏe của trẻ.
Đối với cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm 8 tháng đến 10 tháng trở lên thì chúng ta không cần phải xay cháo quá mịn nữa vì lúc này trẻ đã mọc thêm được 2 đến 4 chiếc răng cửa. Độ tuổi này con trẻ cũng không thích ăn quá mịn vì gây ngấy nhiều hơn.
Điều cần chú ý là nấu cháo lươn sao cho phù hợp với khẩu phần ăn của từng trẻ. Mỗi tuần các mẹ nên tìm hiểu nên nấu cháo lươn cho bé ăn dặm nấu với rau gì để bữa ăn của trẻ trở nên hấp dẫn hơn cũng như có nhiều giá trị dinh dưỡng.
5 cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm ngon tuyệt
Khi trẻ bước vào thời kỳ tập nhai, ngoài việc bổ sung thêm các loại bột hay thực phẩm giàu dinh dưỡng một cách tiện lợi, nhanh chóng thì các mẹ cũng cần dành thêm thời gian xuống bếp để nấu những món cháo ngon từ lươn dưới dây.
1. Cháo lươn nấu nghệ
Cháo lươn nấu nghệ là món ăn vô cùng phổ biến vì nó dễ chế biến mà lại chứa lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn các loại cháo khác.
Nguyên liệu cho món cháo lươn nấu nghệ gồm: 1kg lươn đồng, một muỗng nhỏ nước nghệ, nửa bát gạo nếp, nửa bát gạo tẻ, hạt nêm, nước mắm, một ít rau răm, hành lá cùng gia vị.
Cách thực hiện:
Làm sạch lươn bằng cách xóc muối và rửa sạch nhớt là bước đầu tiên. Sau đó đem lươn luộc chín - vớt ra cho nguội. Tuốt lấy thịt lươn để riêng còn xương lươn thì đem luộc lấy nước cho ngọt. Gạo nếp và gạo tẻ trộn nhau và đem rang cho vàng.
Sau đó phi hành mỡ vào xào lươn lần nữa cho có mùi thơm. Nêm gia vị, nước nghệ, dầu điều vào thịt lươn xào sau đó cho thêm khoảng 200ml nước vào đun sôi lên. Lúc cháo đã chín, mẹ múc ra bát rồi thêm phần thịt lươn đã xào sẵn vào. Cuối cùng chỉ cần cho thêm ít rau răm cắt nhỏ, để nguội và cho bé ăn cẩn thận.
2. Cháo lươn nấu bí đỏ
Bí đỏ là nguyên liệu quen thuộc của những bữa ăn ngày thường vì rất giàu vitamin A cũng như các chất bột đường. Đây cũng là món ăn yêu thích mà các bà mẹ thường dùng kèm cho con ăn bột.
Loại rau củ này kết hợp với thịt lươn mang lại nhiều dưỡng chất giúp bé có được sự phát triển toàn diện. Bé ăn dặm từ 7 tháng trở lên là có thể ăn được món cháo lươn bí đỏ.
Nguyên liệu gồm 200g thịt lươn cùng một miếng bí đỏ nhỏ, 100g gạo để nấu cháo thêm một ít hành mùi, dầu ăn, gia vị.
Cách thực hiện: Mẹ cần vo sạch gạo rồi cho vào nồi ninh cho nhừ. Bí đỏ gọt vỏ, thái nhỏ, hấp chín rồi tán nhuyễn cho đến khi mịn. Sau đó cho tất cả vào nồi cháo và nấu thêm tầm 10 phút hơn. Ở bước cuối cùng cho hành lá, mùi, dầu ăn vào khuấy đều và tắt bếp.
3. Cháo lươn rau ngót
Nếu lươn giàu đạm và chất béo và vitamin thì rau ngót có tính mát, ngọt. Hai loại này kết hợp trong nồi cháo lươn rau ngót sẽ mang lại nguồn dưỡng chất đầy đủ cho bé yêu từ 7 tháng tuổi trở lên.
Với 200g thịt lươn đã làm sạch, 100g rau ngót và100g gạo tẻ, hành khô, dầu ăn, gia vị các loại là đã đủ nguyên liệu cho nồi cháo lươn của bé.
Cách thực hiện: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi đun sôi đến khi thành cháo nhừ. Rau ngót sau khi rửa sạch thì thái thật nhỏ để bé dễ nhai nuốt. Phi hành mỡ và bỏ lươn vào xào đến khi thịt lươn săn và thấm đều gia vị. Cho lươn và rau ngót vào nồi cháo đã chín nhừ.
Cuối cùng nhớ đun nhỏ lửa tầm 15 phút rồi nêm nếm gia vị, cho hành lá vào, đợi chín và đừng quên tắt bếp.
4. Cháo lươn cà rốt cho bé ăn dặm
Cà rốt là loại củ rất giàu vitamin A, lươn giàu chất đạm, chất béo cũng như các vitamin khoáng chất. Sự kết hợp tuyệt vời trong món cháo lươn cà rốt giúp bé phát triển toàn diện. Các mẹ có thể nấu món cháo lươn bổ dưỡng này cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi.
Nguyên liệu khá đơn giản, chỉ cần 50g thịt lươn đã làm sạch, nửa củ cà rốt tươi, 100g gạo tẻ cùng gia vị, dầu ăn trẻ em.
Cách thực hiện: Đầu tiên mẹ vo sạch gạo và cho vào nồi với tỷ lệ gạo:nước là 7:10. Sau đó đun nhỏ lửa ninh cháo đến khi nhừ. Lươn sau khi đem luộc hoặc hấp sơ qua thì cho vào cháo chung với cà rốt băm nhỏ hay đã cắt hình hạt lựu.
Cuối cùng là nêm thêm gia vị và đun lửa nhỏ khoảng 10 phút. Lúc cháo đã nguội bớt thì cho thêm 1,5 thìa dầu ăn vào để cháo có vị ngon hơn.
5. Cháo lươn mồng tơi
Cháo lươn mồng tơi là món ăn vừa cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho bé yêu vừa làm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn giúp bé không bị táo bón. Đây cũng là một trong những thực phẩm cực tốt trong việc giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh.
Vì vậy, không hề khó hiểu khi đây là cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm được nhiều mẹ thực hiện, nhất là dành cho bé từ 7 tháng tuổi.
Nguyên liệu nấu món này bao gồm 500g thịt lươn đã làm sạch, khoảng 200g rau mồng tơi và 50g bột gạo cùng gia vị.
Cách chế biến: Thịt lươn sau khi sơ chế đem hấp sơ qua rồi băm nhỏ, sau đó ướp với nửa thìa nước mắm trong 15 phút. Rau mồng tơi nhặt lá rửa thật sạch (có thể ngâm nước muối) rồi xay nhuyễn lấy nước, bỏ bã. Bước tiếp theo là phi hành mỡ và cho lươn vào xào chung.
Gạo nhuyễn hoặc bột gạo cho vào nồi đun sôi rồi cho thịt lươn đã xào vào nước lọc rau mồng tơi vào khuấy đều lên. Nêm gia vị cho hợp với khẩu vị của bé, đun sôi trong 10 phút rồi tắt bếp, để nguội.
Ngoài 5 món cháo lươn này, các mẹ có thể chế biến thêm với các nguyên liệu tự nhiên khác như cháo lươn rau củ quả, cháo lươn đậu xanh cho bé ăn dặm… Cháo lươn rau dền đỏ, cháo lươn khoai môn, lươn nấu cà chua cho bé ăn dặm cũng là những món cháo mà các bé rất thích.
Những lưu ý trong cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm
Trong thịt lươn có chứa nhiều chất dinh dưỡng vì lươn là loài động vật sống dưới nước nhưng cũng không tránh khỏi có mùi tanh khó chịu. Chính vì vậy khi làm và nấu lươn các mẹ cần chú ý những mẹo đặc biệt sau đây để khử mùi tanh cho món cháo lươn.
1. Lưu ý khi làm thịt lươn
Khi mua lươn về, việc đầu tiên cần làm là ngâm với nước gạo trong 1-3 tiếng để sạch bùn bẩn, nhớt. Sau đó, cho muối vào để lươn thả hết chất nhớt. Ở vùng nông thôn, các mẹ có thể cho tro và trấu để tuốt lươn sạch hơn và dễ hơn. Nếu không có hai loại trên thì có thể dùng giấm thay thế.
Lúc rạch bụng lươn để loại bỏ nội tạng thì nên dùng nước muối để rửa sạch thêm một lần nữa. Với những bước trên thì lươn sẽ không còn mùi khó chịu nữa.
Khi nấu cháo lươn cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên chọn lươn đồng loại nhỏ. Lưu ý cần chà sát phần da lươn kỹ để ra hết nhớt. Nếu trẻ không thích thì mẹ có thể không dùng da lươn cũng được. Lươn nên được cho vào nồi nước sôi luộc chín với một lát củ gừng hoặc nghệ để khử mùi một lần nữa.
Sau đó mẹ chỉ cần lọc lấy thịt lươn rồi kết hợp với các món ăn dặm cho bé. Tùy theo nguyên liệu kết hợp mà sẽ có món cháo lươn đậu xanh cho bé hay cháo lươn khoai lang cho bé,...
2. Lưu ý khi nấu
Để thịt lươn trong cháo có mùi thơm ngon, không còn mùi tanh, mẹ cần thêm bước phi hành mỡ và xào lươn trước khi cho vào cháo. Đây cũng là một cách làm lươn cho bé ăn cơm ngon miệng hơn. Việc này còn có tác dụng giúp thịt lươn săn chắc và cũng giúp lươn ngấm gia vị tốt mang lại hương vị đậm đà cho món ăn.
Tham khảo những cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm trên là mẹ đã có 5 công thức nấu ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Mẹ cũng đừng quên những lưu ý về cách khử mùi tanh của lươn để bé ăn dễ dàng hơn.
Ngoài việc cho con ăn dặm bằng các món ngon và bổ như cháo lươn, các mẹ cũng nên cho trẻ dùng thêm các loại sữa giúp bổ sung vitamin và khoáng chất.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...