Đầu cá

Nhiều người cho rằng phần đầu cá có vị béo ngậy và mang nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, ăn gì bổ nấy, ăn đầu cá sẽ giúp tăng cường sức khỏe của trí não. Tuy nhiên, đầu các không tốt như bạn nghĩ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn nhiều não cá có thể bị ngộ độc. Hàm lượng thủy ngân ở các bộ phận trên con cá được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.

Đầu cá có chứa nhiều thủy ngân (Ảnh minh họa: Internet)

Chẳng hạn như ở cá chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng cá là rất thấp nhưng con số này ở não cá có thể cao gấp 20 lần. Cá càng lớn, nuôi càng lâu thì hàm lượng thủy ngân càng cao, không nên ăn.

Trong ruột cá

Ruột là bộ phận bẩn nhất của con cá. Đây là loại động vật sống dưới nước nên dễ nhiễm độc tố, vi sinh vật, ký sinh trùng như trứng giun, trứng sán. Ăn nhiều ruột cá cũng làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng có hại cho gan.

Trước khi ăn ruột cá, bạn phải rửa thật kỹ bằng muối và nấu chín để tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng. Nhưng tốt nhất vẫn không nên ăn bộ phận này vì chúng hoàn toàn không chứa chất dinh dưỡng mà chỉ toàn chất độc hại.

Ruột cá dễ chứa ký sinh trùng (Ảnh minh họa: Internet)

Mật cá

Có rất nhiều người cho rằng nấu cá phải nấu cả con mới bổ. Vì vậy họ không bỏ mật cá đi. Đây chính là cách nấu gây ngộ độc cho người dùng. Nhất là với cá chép bởi trong mật cá chép có chứa chất tetrodotoxin.

Đối với những con cá có cân nặng lớn thì lượng mật có độc tố càng cao. Khi bị ngộ độc mật cá bạn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, suy nội tạng, thậm chí có thể tử vong. Không chỉ vậy, mật cá còn liên quan đến nguyên nhân hình thành suy yếu sức khỏe thần kinh, suy hô hấp, rối loạn hành vi và gây ung thư.