Những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Theo các bác sĩ khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus có tên Mumps. Virus tồn tại khá lâu bên ngoài cơ thể, khoảng 30-60 ngày ở nhiệt độ 15-200 độ C. Chúng bị tiêu diệt nhanh chóng bởi nhiệt độ 560 độ C hoặc hóa chất diệt khuẩn.
Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp, từ người bệnh sang người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng có chứa virus khi ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ, dùng chung đồ dùng (cốc, chén, thìa...), hôn nhau.
Triệu chứng bệnh quai bị:
- Sốt cao đột ngột.
- Đau đầu.
- Chán ăn, ăn kém.
- Sau sốt 1-3 ngày tuyến nước bọt sưng to, đau nhức có thể một bên mang tai hay cả 2 bên khiến khuôn mặt bệnh nhân biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau cơ, nhức mỏi toàn thân.
- Mệt mỏi.
- Có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.
Biến chứng nguy hiểm
Theo các bác sĩ, bệnh quai bị nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:
- Viêm tinh hoàn: Nguy hiểm nhất là biến chứng teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh.
- Viêm buồng trứng: Bệnh nhân có đau bụng hoặc rong kinh. Phụ nữ mang thai mắc quai bị có thể sẩy thai hoặc thai chết lưu.
- Nhồi máu phổi: Nguyên nhân huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
- Viêm tụy cấp.
- Viêm cơ tim.
- Viêm não, màng não.
Người lớn mắc quai bị thường tiến triển nặng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn trẻ em, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí tử vong.
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng. Khi nghi ngờ mắc bệnh quai bị, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có chỉ định chính xác nhất. Đây chính là biện pháp tốt nhất để điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh bị quai bị cần lưu ý:
- Nghỉ ngơi tại nhà, cách ly với những người xung quanh để tránh lây nhiễm.
- Uống nhiều nước để bù nước và điện giải, tốt nhất nên uống oresol. Người bệnh tránh uống nước hoa quả vì sẽ kích thích tăng tiết nước bọt làm tăng cơn đau.
- Nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai nhiều. Bạn tránh các thức ăn nhiều gia vị, cay nóng hoặc chua.
- Chườm mát cho tuyến nước bọt hoặc tinh hoàn cho đỡ sưng đau.
- Tránh lạnh, tránh gió dễ làm bệnh nặng hơn.
- Dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau để giảm nhẹ triệu chứng.
- Chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ có bội nhiễm và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện những việc sau:
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, súc họng bằng dung dịch natriclorid 0,9% hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác.
- Rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng của trẻ, bàn ghế, lau sàn nhà…
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
- Cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella hoặc quai bị.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....