Nhu cầu chất xơ hàng ngày cho bé bao nhiêu là đủ?
Vai trò của chất xơ đối với sự phát triển của bé
Chất xơ có vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của cả người trưởng thành và trẻ em. Theo hướng dẫn của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ ăn nhiều chất xơ sẽ giảm tỉ lệ béo phì, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch cùng các vấn đề về hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ nên bổ sung khoảng 14g - 31g chất xơ cho mỗi 1000 calo khẩu phần ăn. Nhu cầu chất xơ tăng dần theo từng độ tuổi của bé. Cụ thể:
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Nhu cầu chất xơ khoảng 19g/ngày.
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Nhu cầu chất xơ khoảng 25g/ngày.
- Bé gái từ 9 – 13 tuổi: Nhu cầu chất xơ khoảng 26g/ngày
- Bé trai từ 9 – 13 tuổi: Nhu cầu chất xơ khoảng 31g/ngày
- Bé gái từ 14 – 18 tuổi: Nhu cầu chất xơ khoảng 26g/ngày
- Bé trai từ 14 – 18 tuổi: Nhu cầu chất xơ khoảng 38g/ngày
Thực phẩm giàu chất xơ cho bé
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, cha mẹ nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho con. Tham khảo thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm, cha mẹ sẽ biết lượng chất xơ cung cấp cho bé đối với mỗi loại thức ăn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho con ăn những nhóm thực phẩm dưới đây để cơ thể luôn nhận được nguồn chất xơ phong phú.
Bột yến mạch
Hãy bắt đầu bữa sáng cho bé bằng các món ăn chế biến từ yến mạch. Ước tính một cốc yến mạch sẽ cung cấp khoảng 4g chất xơ cho bé. Cháo yến mạch, bánh yến mạch sẽ là những món ăn lý tưởng khởi đầu ngày mới kích thích trẻ ăn ngon.
Táo
Đa số trẻ em đều thích vị thơm ngọt của những trái táo. Trung bình mỗi trái táo cỡ vừa sẽ cung cấp cho bé 3,6g chất xơ.
Bỏng ngô
Hương vị thơm ngon của món bỏng ngô cũng giúp trẻ thích thú khi thưởng thức và giúp cơ thể nhận được 2gam chất xơ. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý không thêm bơ và đường quá nhiều vào bỏng ngô để tránh tình trạng thừa cân và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở trẻ.
Cà rốt
Nửa chén cà rốt sẽ cung cấp 2,9g chất xơ cho bé. Mẹ có thể chế biến cà rốt trong các món canh, xào hoặc hấp để bé có thể ăn trực tiếp và cảm nguyên vị của loại rau củ này.
Chuối
Thêm chuối vào những bữa ăn phụ sẽ giúp trẻ nhận được 3,1g chất xơ mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đổi vị cho bé bằng các món bánh chuối yến mạch, bánh chuối nướng, chè chuối nhằm giúp con ăn ngon miệng hơn.
Bánh mì
Bánh mì làm từ lúa mì và lúa mạch đều chứa lượng chất xơ trung bình từ 2 – 3g. Chuẩn bị những bữa ăn có bánh mì phết bơ đậu phộng hoặc mứt trái cây sẽ khiến bé không thể chối từ.
Các loại quả mọng
Dâu tây, việt quất, mâm xôi cũng là những loại quả giàu chất xơ cần thiết cho bé. Một nửa chén mâm xôi sẽ cung cấp cho bé 4g chất xơ, việt quất cung cấp 1,8g chất xơ và 1,5g chất xơ khi bé ăn dâu tây.
Mì ống
Mẹ có thể thay đổi thực đơn ăn uống của bé bằng những món ngon chế biến từ mì ống. Mỗi chén mì ống sẽ giúp cơ thể bé nhận được 2g chất xơ, kích thích nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.
Quả lê
Một quả lê cỡ vừa có thể cung cấp cho bé 5,5g chất xơ. Đây là một trong những loại trái cây có hương vị thơm ngon, thích hợp cho bé ngay từ giai đoạn bắt đầu ăn dặm.
Khoai lang
Trung bình một củ khoai lang cỡ vừa cung cấp cho bé 3,8g chất xơ. Không chỉ giàu chất xơ, khoai lang còn là nguồn thực phẩm chứa làm lượng cao các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...