Nhổ răng khôn hàm trên và những điều cần biết
Nội dung bài viết
Nhổ răng khôn hàm trên một thủ thuật không quá phức tạp, tuy nhiên có nên nhổ răng khôn hay không và chăm sóc sau khi nhổ răng khôn như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Răng khôn là gì?
Răng khôn là tên gọi những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Răng này thường không mọc ở lứa tuổi còn nhỏ mà thường mọc ở những người trưởng thành từ 16-30 tuổi.
Răng khôn là tên gọi những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8 - Ảnh: Internet
Răng khôn mọc sau cùng khi vòm miệng của con người đã đủ chỗ cho các loại răng vĩnh viễn khác. Do đó, răng khôn thường mọc lệch, xô đẩy lẫn nhau, mọc chen nhau khiến các răng khác bị chen nhau dẫn đến sưng và đau đớn.
Có những trường hợp gặp phải những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu sưng tấy, tồn đọng thức ăn gây hôi miệng và viêm nướu dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
Dấu hiệu răng khôn hàm trên mọc
Khi mọc răng khôn, sẽ có một số dấu hiệu báo trước như:
- Đau nhức: Những cơn đau kéo dài và khó chịu, độ đau nhức phụ thuộc vào răng khôn đó có mọc thuận lợi hay không. Khi răng khôn nhú lên thì cơn đau tăng dần và kéo dài.
Khi răng khôn nhú lên thì các niêm mạc lợi bị bóc tách mở đường cho răng mọc, khi đó bạn sẽ cảm thấy đau. Người bệnh sẽ có lúc đau đến mức không thể ngủ được, đau buốt lên đầu, đau toàn bộ gầm bên răng khôn mọc.
- Sưng, đỏ lợi, hạn chế cử động của hàm: Khi răng khôn mọc thì lợi đã khá cứng. Vì thế nên khi nhú lên răng khôn sẽ phá vỡ các liên kết của lợi khiến lợi sưng và tấy đỏ. Khi răng nhú lên càng nhiều thì lợi càng sưng to. Khi răng đã mọc ổn định thì lợi lại trở về trạng thái bình thường.
Khi răng khôn nhú lên thì các niêm mạc lợi bị bóc tách mở đường cho răng mọc, khi đó bạn sẽ cảm thấy đau. Người bệnh sẽ có lúc đau đến mức không thể ngủ được, đau buốt lên đầu, đau toàn bộ gầm bên răng khôn mọc - Ảnh: Internet
Ngoài ra khi lợi bị sưng đau thì sự vận động của hàm sẽ hạn chế và chậm chạp hơn bình thường.
- Sốt: Khi mọc răng, tùy mức độ nghiêm trọng và độ lệch của răng mà có sự tăng nhiệt khác nhau. Nếu răng mọc bình thường thì sốt nhẹ. Nếu răng mọc lệch, lợi sưng rất to thì sẽ gây mưng mủ sốt cao. Lúc này bạn cần được đến thăm khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc kịp thời.
Dấu răng khôn hàm trên mọc lệch
Khi hàm trên không còn chỗ cho răng khôn mọc, răng khôn sẽ mọc ngầm đâm vào xương hàm hoặc các răng bên cạnh khác để phát triển thì gọi là răng khôn mọc lệch.
Một số dấu hiệu báo hiệu răng khôn hàm trên mọc lệch:
- Cơn đau xuất hiện âm ỉ kéo dài trong khoảng 2-3 ngày. Cơn đau lặp lại nhiều lần.
- Khi răng khôn mọc vì xương hàm trên không còn đủ chỗ nên nó sẽ đâm sang răng bên cạnh, chiếm vị trí răng khỏe mạnh bên cạnh. Đó chính là chiếc răng hàm số 7. Vì vậy răng này sẽ dần bị phá hủy, lung lay dẫn đến sâu răng hoặc nặng hơn bị chèn ép và rụng.
- Sốt cao và khó hoạt động hàm trên.
Các dấu hiệu của răng khôn hàm trên mọc lệch gây khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân. Chúng có thể gây cả những biến chứng nguy hiểm, ăn không ngon, ngủ không yên nếu không được điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu của răng khôn hàm trên mọc lệch gây khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân. Chúng có thể gây cả những biến chứng nguy hiểm, ăn không ngon, ngủ không yên nếu không được điều trị kịp thời - Ảnh: Internet
Có nên nhổ răng khôn hàm trên không?
Gọi là răng khôn vì thực chất chúng xuất hiện khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn. Do xuất hiện muộn, phải trải qua quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Một số người không bị ảnh hưởng gì nhưng rất nhiều trường hợp bị đau đớn và gây nhiều phiền toái. Vậy có nên nhổ răng khôn hàm trên hay không?
Như đã nói ở trên, răng khôn không hề có vai trò gì đặc biệt đối với cơ thể con người mà ngược lại còn gây nhiều phiền toái. Đặc biệt đối với những răng khôn mọc lệch, mọc không thẳng hàng thì cần phải nhổ càng sớm càng tốt.
Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính tới này có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại. Tuy cũng có một số quan niệm cho rằng răng khôn mọc lên là có ý nghĩa riêng của nó nên không nhổ bỏ. Điều này chỉ nên làm khi những chiếc răng khôn không hề gây phiền toái hay đau đớn cho bệnh nhân.
Khi nào thì nên nhổ răng khôn?
Răng khôn thường mọc ở những vị trí không thuận lợi, khi mà xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm. Việc này sẽ khiến cho việc vệ sinh gặp khó khăn, vi khuẩn lợi dụng tấn công gây viêm nướu, lợi, sâu răng...
Vì vậy thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ răng khôn, đặc biệt là trong những trường hợp sau:
- Cần nhổ răng khôn hàm trên bị sâu, gây đau nhức và viêm nhiễm đến những vùng xung quanh.
Nhổ răng khôn hàm trên mọc lệch, mọc không đúng vị trí, chèn lấn các vị trí của răng khác gây đau nhức hàm, sưng viêm - Ảnh: Internet
- Nhổ răng khôn hàm trên mọc lệch, mọc không đúng vị trí, chèn lấn các vị trí của răng khác gây đau nhức hàm, sưng viêm.
- Nhổ răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng lại không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn trồi dài đến hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng gây nhồi nhét thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
- Cần nhổ răng khôn khi răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
- Khi răng khôn chưa gây biến chứng nhưng lại có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng, viêm nướu, lợi thì cần nhổ bỏ.
- Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không gây đau biến chứng, nhưng lại có hình dạng bất thường, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ.
Không nên nhổ bỏ răng khôn khi nào?
Thông thường, đa số các trường hợp khi mọc răng khôn thì bác sĩ sẽ khuyên bạn cần nhổ bỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau thì không nên nhổ bỏ răng khôn:
Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây khe giắt thức ăn với những răng khác, không gây đau, không gây biến chứng - Ảnh: Internet
- Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây khe giắt thức ăn với những răng khác, không gây đau, không gây biến chứng. Chỉ cần bạn thường xuyên chăm sóc răng miệng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các cặn thức ăn thì nó sẽ không gây phiền toái gì đến bạn, không cần thiết phải nhổ bỏ.
- Người bị mắc một số bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn đông máu, khó cầm máu...
- Răng khôn liên quan đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh gây ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng...
Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không?
Đối với những người có sức khỏe bình thường, không mắc các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, rối loạn đông máu hay đái tháo đường thì việc nhổ răng khôn hoàn toàn không gây nguy hiểm. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo độ tuổi để nhổ răng khôn thuận lợi và an toàn nhất là từ 18-25, khi răng đã mọc được 2/3. Còn đối với những người sau 35 tuổi thì xương đã đặc và cứng nên phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt là những người cao tuổi.
Đối với những người có sức khỏe bình thường, không mắc các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, rối loạn đông máu hay đái tháo đường thì việc nhổ răng khôn hoàn toàn không gây nguy hiểm - Ảnh: Internet
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn hàm trên
- Sau khi nhổ răng khôn hàm trên, bạn cần cắn gạc tại chỗ trong vòng 30-45 phút.
- Khi thuốc tê tan bạn sẽ thấy đau và chảy máu nhẹ trong 1-2 ngày, má và lợi sưng, xuất hiện khối máu tụ. Vì vậy nên chườm nước đá lên má sau khi nhổ để giảm đau và sưng.
- Uống thuốc theo đơn bác sĩ kê để chống lại cơn đau và giảm viêm sưng.
- Đánh răng hàng ngày để vệ sinh răng miệng. Nếu máu chảy bạn dùng gạc vô trùng áp lại vào vết thương và ép chặt 15-20 phút để cục máu đông hình thành. Không súc miệng khi cục máu đông chưa hình thành.
Nhổ răng khôn hàm trên không đúng cách hoặc không đúng thời điểm đều gây bất lợi cho sức khỏe của bạn. Vì vậy nếu bạn có mọc răng khôn kèm theo những dấu hiệu bất thường nên đi thăm khám để được các bác sĩ tư vấn kịp thời.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....