Chó cắn là tai nạn phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và có thể gây bệnh dại. Đây bệnh truyền nhiễm nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các bước sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn

- Cần làm sạch vết thương: Điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Xem xét vị trí vết thương, rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu. Cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất mầm bệnh, rửa nhẹ nhàng không chà xát mạnh.

- Cần sử dụng dung dịch sát khuẩn: Để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn 70 độ hoặc dung dịch iod để sát trùng vết thương. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.

- Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, tránh băng kín vết thương

Chó cắn là tai nạn phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và có thể gây bệnh dại.

Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 - 15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút, nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.

Trong trường hợp nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia, bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh để mất quá nhiều máu.

Bị chó cắn có cần tiêm phòng không?

Đây là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn, tuy nhiên trên thực tế nói chung, người bị chó cắn đều nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Người bị chó cắn sẽ được tiêm vaccine phòng dại và tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván.

Ngoài ra, người bị chó cắn có thể được tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Người bị chó cắn nên tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Những điều cần biết trong cách phòng chống chó dại cắn

- Thường xuyên tiêm ngừa phòng dại cho chó. Khi thấy chó có dấu hiệu bị dại cần đưa đến trạm thú y để được tiêm phòng và chữa trị. Tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

- Khi nuôi chó cũng cần giữ vệ sinh, tắm rửa cho chó, có chuồng hoặc xích để nhốt chó lại. Khi đưa chó đi dạo nên hạn chế để chó chạy rông, cần đeo rọ mõm cho chó.

- Khi bị chó cắn, cần bĩnh tĩnh tuân thủ thực hiện các bước trên. Đặc biệt không dùng các loại thuốc nam, các thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng để đắp lên vết cắn.

- Đối với gia đình có trẻ nhỏ, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật, nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo.

Tóm lại: Chó tuy là động vật rất gần gũi với con người, nhưng bản năng hoang dã khiến chúng có những phản ứng rất quyết liệt, nhất là lúc đang ăn, ngủ và nuôi con…

Vì vậy, các gia đình nếu có nuôi chó thì cần phải chích ngừa cho chúng, xích ở nơi xa trẻ em, rọ mõm, nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc đùa giỡn khi chó đang ăn, ngủ. Phụ huynh, người trông trẻ cũng cần cảnh giác với chó nuôi trong tất cả mọi trường hợp, để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra với trẻ.

Lưu ý:

Tất cả các trường hợp bị chó, mèo cắn nên đến ngay cơ sở y tế để được các y, bác sĩ thăm khám và tư vấn về phòng chống bệnh dại, cũng như tiêm phòng bệnh dại kịp thời.

Các gia đình nuôi chó, mèo: Phải tiêm phòng đầy đủ cho 100% chó, mèo và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm cho chó.

Trẻ em không đùa nghịch các con vật nuôi. Trẻ em còn nhỏ đi ngoài đường cần có người lớn đi kèm.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh thực hiện các nội dung theo quy định của pháp luật, để hạn chế tình trạng chó thả rông ngoài đường, gây nguy hiểm cho cộng đồng dân cư.