Nhận diện biểu hiện của ngộ độc thực phẩm để sơ cứu đúng cách
Theo báo cáo của Bộ Y Tế, năm 2019, có đến 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc. Trong đó 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. Điều đáng nói, những trường hợp tử vong là do chủ quan về các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm, đồng thời sơ cứu chưa đúng cách.
Nguyên nhân là do người dân chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về vấn đề này. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên chủ động tìm hiểu cho mình những điều cơ bản về ngộc độc thực phẩm cũng như sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Hầu hết, những ngày lễ, tết – đây chính là thời gian cao điểm xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Bởi bánh, mứt, nước ngọt và thực phẩm được ồ ạt sản xuất, không rõ nguồn gốc. Nhiều thực phẩm không rõ hạn sử dụng cũng được bán ra ngoài thị trường.
Khi người dân tiêu thụ phải những loại thực phẩm trên hoặc đồ uống có chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây hại thì sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Hầu hết, các sinh vật có hại thường bị phá hủy trong quá trình đun nấu ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện không tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngay cả thực phẩm nấu chín cũng có thể gây ngộ độc.
Bên cạnh đó, khi ăn phải thực phẩm chứa hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị, hóa chất chống sâu mọt... vượt ngưỡng quy định cũng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng xuất hiện dao động từ vài giờ đến vài ngày, thường bắt đầu từ đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, tác nhân gây ngộ độc thực phẩm cũng khá đa dạng nên triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng rất phong phú. Vì vậy, việc xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc không hề dễ dàng.
Những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, các sinh vật gây hại sẽ tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Do đó, biểu hiện của ngộ độc thức ăn chủ yếu là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt… Trường hợp nặng, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng cảnh báo nguy hiểm đến tính mạng như khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê… Cụ thể:
Đau bụng
Thực phẩm bị nhiễm khuẩn khi được nạp vào có thể gây viêm ở dạ dày. Lúc này sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng ở khu vực bên dưới xương sườn và trên xương chậu. Một số người thì có thể gặp phải tình trạng bị chuột rút ở bụng. Vì cơ bụng co lại để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ruột để loại bỏ các sinh vật gây hại. Đây cũng là triệu chứng phổ biến nhất, xảy ra gần như là đầu tiên khi bị ngộ độc thực phẩm.
Tiêu chảy
Khi ăn phải thực phẩm nhiễm bẩn, vi khuẩn sẽ tấn công đường ruột. Điều này làm cho ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình tái hấp thu nước và các chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hóa.
Đi phân lỏng trên 3 lần trong khoảng thời gian 24 giờ được cho là tiêu chảy. Bên cạnh đó còn kèm theo một số triệu chứng khác như cảm giác luôn muốn đi vệ sinh, đầy hơi hoặc chuột rút bụng.
Khi bị tiêu chảy, bạn sẽ thấy cơ thể rất mệt mỏi vì mất nhiều dịch cơ thể, có nguy cơ bị mất nước. Do đó, bạn cần bổ sung nước đầy đủ để bảo vệ tính mạng an toàn.
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
Đây là những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm luôn đi kèm với nhau. Nguyên nhân là do khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ bị tiêu chảy làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, mất chất dịch và tạm thời bị co lại. Do đó, bạn dễ bị đau đầu, chóng mặt.
Đồng thời do cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh để đẩy nhanh những chất độc hại ra ngoài nên gây ra chứng buồn nôn. Có người sẽ giảm dần mức độ, có người lại nôn mửa liên tục nhiều hơn, khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.
Sốt
Sốt cũng là dấu hiệu phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng, virus, vi khuẩn tấn công. Hệ thống miễn dịch khi bị tấn công sẽ gửi tin nhắn lừa bộ não. Chính vì vậy, bộ não sẽ nhận thức cơ thể lạnh hơn bình thường và cần tạo ra nhiều nhiệt hơn. Điều này làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu và gây sốt để chống lại tình trạng nhiễm trùng.
Ngộc độc thực phẩm nhẹ cũng gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh thần, nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, để tự bảo vệ bản thân cũng như người thân, việc biết sơ cứu đúng cách là rất cần thiết.
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Khi thấy mình hoặc người thân, người xung quanh xuất hiện các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bạn hãy bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây:
Gây nôn: Biện pháp sơ cứu ngộ độc thực phẩm đầu tiên là kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn độc hại đang ở trong dạ dày, hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể. Lúc này bạn cần xử lý nhanh, rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Người bệnh nôn ra được càng nhiều càng tốt.
Uống nhiều nước và cho người bệnh nghỉ ngơi: Khi nôn ra và đi ngoài liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Do đó, bạn cần tiến hành bù nước cho người bệnh.
Gọi cấp cứu: Dù đã sơ cứu, nhưng tính mạng của người bệnh vẫn chưa được an toàn, có thể gặp biến chứng bất cứ lúc nào. Vì vậy, người bệnh cần được trợ giúp và theo dõi từ nhân viên y tế.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế bạn hãy là người tiêu dùng thông minh, sáng suốt. Các thực phẩm ăn uống hàng ngày chỉ nên mua ở những nơi uy tín, được kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm. Do đó, chỉ mua khi và chỉ khi thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cả về người bán lẫn người sản xuất.
Những thực phẩm có nhãn mác, thông tin mô tả cụ thể, đặc biệt phải có đăng ký cơ quan quản lý thì mới mua. Tuyệt đối không ham rẻ, mua thực phẩm kém chất lượng. Không ăn các loại thịt chưa nấu chín, các loại thức ăn làm bằng gỏi sống, thức ăn qua đêm hay không được bảo quản kỹ.
Ngoài vấn đề lựa chọn thực phẩm thì các bác sĩ cũng lưu ý người dân, cần đảm bảo thức ăn được nấu chín, đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến. Với rau sống cần phải ngâm nước muối, rửa thật kỹ hai đến ba lần trước khi ăn. Đồng thời, cần rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Với đồ uống, bạn nên hạn chế uống rượu bia. Nam giới là một ngày uống không quá 50 ml (loại rượu 40 độ), bia 5 độ thì không uống quá 400 ml. Còn nữ giới không uống quá nửa mức tối đa của nam giới. Bởi rượu, bia là một dạng ethanol có thể gây ra các loại ngộ độc và cần điều trị khẩn cấp.
Hơn nữa, rượu được cơ thể hấp thụ nhanh chóng, nhưng phải mất nhiều thời gian để cơ thể loại bỏ chất cồn đã uống, gây hại cho gan. Khi uống càng nhiều rượu, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn thì nguy cơ ngộ độc càng cao.
Do đó, để không gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và dẫn đến tử vong thì bạn hãy hạn chế ăn bên ngoài và tự nấu ở nhà. Đồng thời, tìm hiểu kỹ về biểu hiện của ngộ độc thực phẩm và sơ cứu đúng cách để tránh được các hệ lụy nguy hiểm.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....