Nhận biết bệnh tay chân miệng qua các triệu chứng ở con trẻ
Đây là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ - nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.
Một cặp vợ chồng đã mô tả họ ở phòng khách sạn giống như "tù nhân" khi con họ mắc bệnh vào kỳ nghỉ. Nhưng rốt cuộc bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến.
Nó gây loét miệng và các nốt mụn trên bàn tay và bàn chân.
Mặc dù trẻ em từ 10 tuổi trở xuống có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn và cả người lớn.
Sự lây nhiễm không liên quan đến bệnh lở mồm long móng ( bệnh này có ở gia súc, cừu và lợn)
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
Các triệu chứng thường rõ ràng từ ba đến năm ngày sau khi một người nào đó bị nhiễm trùng.
Các triệu chứng đầu tiên bao gồm:
- Nhiệt độ cao
- Cảm giác không khỏe
- Ăn mất ngon
- Ho khan
- Đau bụng
- Đau họng và miệng
- Loét miệng: Các nốt đỏ xuất hiện trên lưỡi và bên trong miệng sau một hoặc hai ngày. Những vết này có thể phát triển nhanh chóng thành vết loét miệng lớn hơn màu vàng xám với các cạnh màu đỏ. Chúng có thể gây đau đớn và làm cho việc ăn, uống và nuốt khó khăn. Các vết loét thường khỏi trong vòng một tuần.
- Phát ban và mụn nước tại chỗ: Sau khi vết loét miệng xuất hiện, trên da có thể xuất hiện phát ban gồm các nốt đỏ nhỏ nhô lên, chúng thường xuất hiện trên các ngón tay, lưng hoặc lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các đốm này có thể biến thành mụn nước có màu xám ở giữa mụn. Các nốt và mụn nước đôi khi có thể gây ngứa ngáy hoặc khó chịu và thường kéo dài đến 10 ngày.
Bệnh tay chân miệng điều trị như thế nào?
Không có cách chữa khỏi bệnh tay chân miệng vì vậy bạn phải để bệnh tự khỏi.
Tốt nhất là bạn nên ở nhà cho tới khi tự khỏi bệnh.
Để giúp giảm bớt các triệu chứng, bạn có thể:
Uống nhiều nước để tránh mất nước - nước và sữa là lựa chọn tốt nhất
Ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền, sữa chua và súp nếu cảm thấy khó chịu khi ăn và nuốt. Tránh thức ăn và đồ uống nóng, có tính axit hoặc cay.
Thuốc giảm đau mua ở cửa hàng, chẳng hạn như paracetamol và ibuprofen có thể làm dịu cơn đau họng và sốt.
Súc miệng bằng nước ấm và mặn có thể làm giảm khó chịu do loét miệng hoặc bạn có thể sử dụng gel, nước súc miệng hoặc thuốc xịt.
Trẻ em nên được ở nhà đến khi chúng khỏe. Người lớn không nên tới cơ quan làm việc.
Hãy đến bệnh viện để điều trị và theo dõi khi:
- Trẻ không thể hoặc không muốn uống nước
- Trẻ có dấu hiệu mất nước
- Trẻ bị đau, nhầm lẫn hoặc yếu đi.
- Các triệu chứng ngày càng nặng hơn hoặc không được cải thiện sau bảy đến 10 ngày.
Người lớn có bị tay chân miệng không?
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải, kể cả người lớn.
Tuy nhiên, hầu hết người lớn sẽ tiếp xúc với căn bệnh này khi còn nhỏ và đã được miễn dịch.
Ở Anh, tình trạng này phổ biến nhất vào cuối mùa hè và đầu mùa thu.
Bệnh tay chân miệng có phòng được không?
Bệnh tự khỏi sau 7 đến 10 ngày.
Tuy nhiên, có một số bước phòng ngừa tay chân miệng nhưng không phải lúc nào bệnh cũng có thể tránh được. Các bước gồm:
- Dùng khăn giấy để che miệng và mũi khi bạn ho hoặc hắt hơi
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước
- Khử trùng các bề mặt hoặc đồ vật có thể đã bị nhiễm bẩn
- Giặt ga giường hoặc quần áo nào có thể đã bị nhiễm bẩn
Một lỗi sai khi nấu ăn có thể dẫn tới ngộ độc, lưu ý điểm này để bảo vệ sức...
Cách bạn nấu thức ăn không chỉ là làm cho món ăn ngon mà còn có thể thay đổi lượng...
Ngỡ ngàng trước 4 loại thực phẩm ‘tàn phá’ gan, chúng còn nguy hiểm hơn cả bia rượu
Nhiều người nghĩ rằng chỉ có bia rượu mới gây hại cho gan mà không biết rằng có một số...
Điểm danh những thực phẩm là ‘vua hại thận’, nếu muốn thận được khỏe mạnh bạn không nên ăn nhiều
Thận đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, vì thế bảo vệ thận khỏe mạnh là điều...
Mật ong rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn đã biết uống mật ong vào thời điểm nào là tốt...
Trong mật ong có nhiều thành phần giúp cải thiện sức khỏe, thậm chí có tác dụng làm đẹp. Tuy...