Ảnh sưu tầm Internet

Nhà bà Hằng ở cuối xóm tôi, nhà có hai cô con dâu tuổi thì cũng gần gần bằng nhau, hơn kém nhau hai tuổi. Nhưng hai nàng dâu này thân phận lại khác nhau, Nguyệt là cô con gái nhà giàu, chủ tiệm vàng có tiếng là cô dâu lớn trong nhà, cô dâu thứ tên là Thu thì trái ngược hẳn nhà nghèo, mẹ mất sớm bố làm công nhân. Nhà có hai nàng dâu, nhưng bà Hằng lại đối xử rất phân biệt, cô dâu nhà giàu thì bà lúc nào cũng chiều chuộng ngọt ngào, còn cô dâu nhà nghèo thường bị bà hắt hủi, đành hanh.

Đại gia đình bà Hằng cùng ở chung trong một nhà, Nguyệt vì nhà có điều kiện hơn nên cũng thường xuyên mua đồ, biếu cái này cái kia tặng mẹ chồng, nhưng Thu thì khác gia cảnh nghèo khó, hai vợ chồng đi làm lương nhà nước còm cõi chỉ vào những dịp đặc biệt mới có món quà nhỏ tặng cho mẹ chồng. Mỗi lần như thế bà Hằng tỏ thái độ so sánh ra mặt quà to quà nhỏ, quà đắt quà rẻ khiến Thu cũng không tránh khỏi tự ái. Bà Hằng cũng thường sang nhà tôi ngồi buôn chuyện cùng mẹ tôi, bà kể ngày đón chị Nguyệt về làm dâu, cả nhà trai sang ăn hỏi được nhà gáithiết đãi cỗ sang tại khách sạn năm sao, chả như lúc đón chị Thu về, nhà gái làm lèo tèo có vài mâm cơm nhạt chẳng có gì đáng nói. Bà lúc nào cũng nức lời khen rằng Nguyệt khéo, mua đồ gì cho bà cũng ưng ý, áo nào mua cũng đẹp, túi nào mua đeo vào nhìn cũng sang, đúng là đồ đắt tiền nó khác. Chẳng như Thu toàn mua mấy đồ hàng chợ rẻ tiền, chẳng xứng tầm cho bà dùng.  Đến ngày lễ tết, cô con dâu lớn chuẩn bị đồ cúng toàn hoa quả nhập khẩu, bánh kẹo ngon dâng lên bàn thờ, còn nàng dâu Thu vì chả có tiền bạc gì nhiều chỉ mua sắm chút hương hoa lễ quả đủ bộ đặt lên. Bà Hằng đi qua nhìn thất thì bĩu môi:

- Lễ vật tỏ lòng thành, lễ vật có tốt thì mới được tổ tiên phù hộ cho chứ. Keo kiệt cả với gia tiên thì bảo sao nghèo mãi vẫn nghèo.

Thu nghe thấy mẹ chồng nói vậy trong lòng tủi thân im lặng không nói gì, chỉ cúi mặt bước ra. Cứ đến mỗi lần cúng giỗ, lại chỉ có Thu lụi hụi một mình dưới bếp, còn Nguyệt ỷ được mẹ chồng bênh nên cô thường lấy cớ mệt hoặc bận con nhỏ để né tránh. Mọi người ai đi qua nhìn thấy cớ sự đó cũng nhắc nhở bà Hằng, đừng phân biệt với hai nàng dâu quá như thế, một người thì chiều bênh vực quá mức, một người thì lại ra sức bắt ne bắt nẹt từng li từng tí.

Một ngày, bố Thu bị tai nạn nằm viện, vốn dĩ tai nan cũng nhẹ không nghiêm trọng gì nhưng đến lúc làm xét nghiệm mới phát hiện ra ông bị ung thư xương. Tin dữ này này như sét đánh ngang tai, kinh tế gia đình nhà Thu trước nay vốn khó khăn, giờ bị căn bệnh quái ác này muốn chữa trị cho bố, cần tốn rất nhiều tiền. Trước mắt chỉ có thể vay mượn khắp nơi được chừng nào hay chừng ấy. Bà Hằng biết chuyện thì liên tục nói những lời ác miệng rằng nhà Thu bạc phúc thì mới có người bị bệnh như thế, bà cũng nói thẳng luôn với Thu rằng: “Cô có đi vay mượn ai cũng là chuyện của của cô và gia đình cô, đừng có nhờ con trai tôi vay hộ, nhà tôi chẳng dính dáng gì đến chuyện nợ nần của cô hết”. Vốn bị dồn nén bao lâu nay, lại đang giữa lúc cô rối bời về chuyện bệnh tình của bố đẻ, gánh nặng nợ tiền vay, những lời nói của Bà Hằng như gáo nước lạnh bị dội thẳng vào mặt, tức nước vỡ bờ Thu thẳng thừng:

- Mẹ đừng có quá quắt, chuyện nhà con như thế cũng là chuyện không may, con không dám mong được mẹ thông cảm, nhưng hôm nay mẹ đã nói thế rồi, chắc con không ở đây được cùng nhà mình nữa, con xin phép.

Nói rồi, cô tức tốc đi lên phòng mình thu dọn đồ đạc. Cô sẽ về nhà mình, vừa tiện chăm sóc cho bố đang ốm bệnh, và đỡ phải ở cùng bà mẹ chồng cay độc này, ở trong nhà này, ai có tiền thì được yêu thương, kẻ nghèo không tiền như cô thì bị coi rẻ. Lần này cô quyết định sẽ về bên ngoại mặc cho mẹ chồng cô có nói gì đi chăng nữa. Nêu đã không coi cô là con dâu thì cô ở lại cũng vô nghĩa mà thôi. Cô về chăm sóc bố mẹ đẻ, người đã sinh thành và nuôi nấng cô mà chưa một ngày cô có cơ hội báo đáp.