Nguyên tắc vàng nuôi con khỏe để bé luôn phát triển tốt chả bao giờ ốm đau bệnh tật lại thông minh
Bé hay bị sổ mũi, cảm cúm
Trước khi ngủ dậy đeo khẩu trang vào cho bé rồi mới gọi bé dậy. Sau khi dậy, nằm tối thiểu trên giường 15 phút mới được tháo khẩu trang ngồi hoặc ra khỏi giường. Mục đích quen dần với không khí bên ngoài thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết. Rất khó bị cảm cúm, nếu làm tốt công việc này.
Việc đeo khẩu trang sẽ bị bé rứt ra vì vướng víu. Vì vậy phải bàn bạc với bé, nguyên nhân, lý do (phải làm để trở thành siêu nhân, người nhện, anh hùng, rô bốt) để bé hợp tác tốt hơn, có thể sử dụng những cách khác tùy bố mẹ.
Để con khỏe mạnh hãy cho một ít muối magiê vào chậu tắm của con yêu
Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ thường bị thiếu hụt magiê – nguyên tố có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của trẻ. Hơn thế nữa, nguyên tố này còn giúp bé giữ nhịp tim ổn định, khỏe mạnh và củng cố hệ miễn dịch. Vì thế, cách nuôi con khỏe lúc này là mẹ có thể bổ sung magiê cho bé thông qua các món ăn hằng ngày như đậu hũ, ngao, sò, bông cải tươi, rau chân vịt, bánh mì nguyên cám…
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng một mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả là cho một ít muối biển vào chậu tắm của bé. Lý giải cho điều này là do nguyên tố magiê có thể được hấp thụ qua da một cách dễ dàng, đồng thời khi tắm với một ít muối sẽ giúp thiên thần nhỏ của mẹ thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều muối hoặc tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước pha muối thường xuyên vì có thể làm da bé bị khô.
Bé lười ăn, ăn không hấp thụ được, hay nôn trớ
Sáng ngủ dậy dùng lòng bàn tay xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ 30 vòng cho thắt lưng bé nóng lên. Lưu ý khi xoa phải nhanh tay mới nóng ấm, và nóng ấm mới có tác dụng. Làm không quá 5 ngày. Nếu vẫn lười ăn nghỉ 5 ngày sau mới được làm tiếp 5 ngày. Ấm chân thận lên, khỏe và ăn tốt ngay, ngủ ngon và sâu giấc. Ngoài 20 tuổi (240 tháng) làm không tác dụng.
Hắt hơi, sổ mũi, cảm, ho, sốt, viêm họng
Làm càng sớm càng tốt, dùng dầu nóng và 2 ngón tay cái day bấm 2 gan bàn chân từ dưới lên đến ngón, làm đi làm lại mỗi chân 15 giây rồi đổi qua chân bên kia. Mỗi chân lần lượt 3 lần, bấm mạnh vào huyệt dũng tuyền rồi đi tất dày vào trước khi đi ngủ. Ngày ngủ 2 lần thì làm cả 2 lần. Làm sớm thì khỏi ngay, không khỏi là do xoa quá nhẹ không ngấm dầu nóng vào sâu được do da chân rất dày (nhớ xoa day bấm vào lòng bàn chân phải nặng tay). Bị cảm ngấm sâu rồi vẫn nên làm, kết hợp uống thuốc.
Hoặc xoa kỹ dầu nóng vào lòng bàn chân đi tất dày vào rồi dùng máy sấy tóc sấy nóng 2 gan bàn chân lên nhiều lần. Làm cho bé khi ngủ trưa và tối cực kỳ hiệu nghiệm.
Đeo khẩu trang vào cho bé rồi mới đánh thức bé dậy, tiếp tục đeo khẩu trang thêm 15 – 20 phút sau khi dậy mới được tháo ra và mới có tác dụng.
Nếu trẻ quá nhỏ trùm chăn lên đầu cả mẹ và con, âu yếm, đùa nghịch, nói chuyện một lúc rồi mới bỏ chăn ra. Nhớ nhấc cao chăn lên cho khỏi ngạt nhưng vẫn phải kín gió. Mục đích là cho tỉnh hẳn, quen dần với không khí lạnh bên ngoài.
Ho dai dẳng có đờm
Làm theo như trên hoặc các cách sau:
– Tỏi, mật ong: Lấy 1 củ tỏi bóc vỏ giã nát cho vào cái chén cho 2 thìa mật ong vào, hấp cách thủy để sôi nhỏ lửa 20 phút. Chia 6 – 8 lần nếu trẻ dưới 20kg, chia 4 lần nếu 30kg. Lớn thì chia 2 lần. Người lớn mỗi lần 1/2 củ, ngày uống 4 lần, trước khi uống lại làm nóng ấm lên hoặc pha với nước ấm. Dưới 1 tuổi tính giọt (không tính trọng lượng): 0 – 3 tháng 10 giọt (nhớ pha loãng ra với nước ấm), 4 – 6 tháng 15 – 20 giọt, 7 – 9 tháng 20 – 25 giọt, 12 tháng 30 giọt. Đếm giọt vào cái cốc pha thêm nước ấm rồi cho bé uống. Bé càng nhỏ càng phải pha loãng ra bé mới hấp thụ được.
– Lá bàng: 3 – 4 lá bàng + 250ml nước lọc + 1/2 thìa ăn cơm muối hạt, xay nát lọc lấy nước, đun sôi lên, khi nguội cho vào chai đóng nắp chặt, để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Ngày nhỏ 4 – 6 lần vào mũi, 2 bên, mỗi bên 10 giọt, súc miệng 4 – 6 lần. Trẻ nhỏ quá chưa biết súc miệng thì thấm vào khăn xô lau mồm cho bé, lau đi lau lại 2, 3 lần. Ngày lau 4 – 6 lần như vậy. Nhớ làm ấm trước khi dùng.
Cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Theo như các mẹ đã biết, việc tắm nắng đúng cách rất tốt cho con yêu vì sẽ giúp da bé tổng hợp vitamin D. Loại vitamin này sẽ được tổng hợp 80% nhờ việc tắm nắng và 20% là do chế độ ăn uống hằng ngày của các thiên thần nhỏ. Nếu bị thiếu vitamin D, trẻ thường dễ mắc các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, đa sơ cứng hay sẽ xuất hiện các triệu chứng biếng ăn, chậm mọc răng, rụng tóc, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm…
Khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mẹ cũng cần chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát và tuyệt đối tránh những nơi nhiều gió lùa hay ánh sáng mặt trời quá gay gắt. Cách nuôi con khỏe mạnh này không chỉ giúp các thiên thần nhỏ của mẹ được cung cấp lượng vitamin D cần thiết mà còn nối gần khoảng cách giữa bé và các thành viên trong gia đình.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.