Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ, cha mẹ nào cũng cần biết
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Khi 1 người mang siêu vithủy đậunói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.
Căn bệnh này thường xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2 -3 tuần.
Nguyên nhân của bệnh thủy đậu ở trẻ em
Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với các trẻ khác có nguồn bệnh ví dụ như: nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Một số trẻ có thể dễ dàng bị lây bệnh nếu tiếp xúc với người lớn bị zona thần kinh.
Bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt và nặng hơn đối với trẻ dưới 5 tuổi và người cao tuổi. Đặc biệt nếu như phụ nữ mắc bệnh trong ba tháng đầu mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình cấu tạo và sức khỏe của thai nhi.
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng sau cần đưa trẻ đến khám ngay tại các trung tâm y tế để được hướng dẫn điều trị.
- Bị sốt cao liên tục, không hạ sốt.
- Mụn nước, bóng nước xuất hiện ở toàn thân.
- Có mủ và tấy đỏ xung quanh các bóng nước.
- Trẻ có hiện tượng bỏ ăn kèm theo xuất hiện triệu chứng co giật.
Cách xử lý khi trẻ bị thủy đậu
1. Cách ly trẻ
Nếu trẻ bị mắcthủy đậucần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.
2. Vệ sinh chăm sóc trẻ
Rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.
Quan niệmkiêngnước,kiênggió, không lau rửa cho trẻ bịthủy đậulà một sai lầm. Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.
Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,
3. Đưa bé đi khám bác sĩ
Khi trẻ có các biểu hiện của thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh ( để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụnthủy đậubị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...