Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ

Bé quá nghịch ngợm

Từ những tháng giữa thai kỳ, bé đã biết cầm nắm và đùa nghịch với dây rốn. Ngoài chức năng vận chuyển dưỡng chất, dây rốn còn như một món đồ chơi trong bụng mẹ. Bé thường xuyên nhào lộn, “nhảy dây” xung quanh dây rốn. Đó chính là lí do khiến con dễ bị dây rốn quấn cổ.

Mẹ vận động mạnh và nhiều

Nguyên nhân chính của hiện tượng dây rốn quấn cổ chính là do mẹ vận động, lao động quá sức. Điều này đã được khoa học chứng minh. Khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn khiến dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ con. Bởi vậy, mẹ hãy chú ý nhé, trong thai kỳ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức nha. Khi mệt mỏi hãy dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ những việc lặt vặt.

Mẹ vận động mạnh có thể khiến dây rốn quấn cổ (Ảnh minh họa: Internet)

Mẹ nên làm gì khi dây rốn quấn cổ thai nhi

Nếu trong trường hợp, bé bị quấn cổ khi đã lớn, sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc mẹ cần làm theo khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Về phương pháp sinh: Không nhất thiết mẹ phải sinh mổ. Tùy vào tình hình của mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Hầu hết những thai nhi chỉ bị dây rốn quấn một vòng thì đều có thể sinh thường khỏe mạnh được.

Về biện pháp phòng tránh: Mẹ bầu nên hạn chế mang vác nặng và làm việc quá sức. Các mẹ hãy nhờ chồng hoặc người thân san sẻ bớt các công việc của gia đình. Mẹ tuyệt đối không nên mang vác vật nặng một mình không chỉ khiến dây rốn quấn cổ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi, thậm chí có thể bị dọa sinh non.