Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, hầu như bé nào cũng từng mắc ít nhất một lần. Tiêu chảy kéo dài có thể gây ra tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng thậm chí là tử vong ở trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có kiến thức để phòng tránh hiệu quả chứng bệnh này cho bé.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ
Trẻ bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song phần lớn là do trẻ nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, sử dụng thuốc kháng sinh (diệt cả loại vi khuẩn có lợi trong ruột), dị ứng thức ăn,...
Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh đường ruột cao trong đó có tiêu chảy là bệnh hay gặp nhất, do hệ thống miễn dịch yếu dễ bị các tác nhân vi khuẩn virus tấn công gây nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy ở trẻ. Theo đó để nuôi con nhỏ an toàn tốt hơn thì mẹ nên tránh xa các tác nhân được cho là nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ như:
- Dinh dưỡng không hợp lý: Thức ăn nước uống đúng cách không chỉ giúp trẻ sinh trưởng phát triển khỏe mạnh mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy xảy ra. Vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy thường là do chế độ ăn ít chất xơ, bổ sung ít rau củ quả và cho trẻ ăn nhiều đồ tanh, chất béo,...
- Vệ sinh kém: Việc vui chơi sẽ giúp trẻ thúc đẩy hoàn thiện trí não của bé, tuy nhiên vui chơi khó lòng tránh khỏi việc trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus bám vào tay chân cơ thể. Nếu như vệ sinh không đúng cách thì trẻ dễ bị nhiễm khuẩn gây nên tiêu chảy ở trẻ em.
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Những biểu hiện khác lạ làm trẻ dễ mắc phải bệnh tiêu chảy như:
- Trẻ bị đau bụng.
- Vã mồ hôi thành từng hạt.
- Sốt cao, kèm theo khát nước.
- Đi ngoài phân lỏng.
- Đại tiện không kiểm soát.
- Đại tiện nhiều lần trong ngày.
Các triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ em nêu trên nếu như không được điều trị kịp thời thì có khả năng cao trẻ bị tử vong do mất nước quá nhiều, cộng thêm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột cao.
Điều trị tiêu chảy ở trẻ
Khi trẻ có biểu hiện của bệnh thì nên áp dụng một số cách chữa tiêu chảy tại nhà cho trẻ như sau: bổ sung nước ngay cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi, bổ sung rau xanh thực phẩm có nhiều chất xơ giúp tạo phân cứng và mềm lại, ngăn chặn tiêu chảy. Một số trường hợp nặng do mất nước quá nhiều trẻ có thể được truyền nước, bổ sung nước điện giải và dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ sao cho phù hợp với độ tuổi mắc bệnh, nhằm phòng ngừa những tác hại nguy hiểm của thuốc có thể gây ra.
Ung thư dạ dày có uống sữa được không?
Người bệnh ung thư dạ dày cần chế độ ăn cân bằng đủ dinh dưỡng để đề phòng tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp ở bệnh nhân ung thư.
Những ai nên, không nên sử dụng cà gai leo?
Cà gai leo có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bổ sung vitamin quá liều?
Bổ sung vitamin quá liều có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trọng về sức khỏe và tùy thuộc vào thừa vitamin nào.
Me ngoài đường rất nhiều, tôi hái về ăn có bị phạt?
Theo luật sư, việc hái vài trái me ngoài đường đơn thuần thì không có quy định xử phạt nhưng cần giữ vệ sinh chung, dọn dẹp rác, lá rụng.