Người tạt sơn, ném mắm tôm vào quán phở ở Sài Gòn sẽ đối diện với hình phạt nào?
Như đã đưa tin, ngày 31/7, Công an quận 3 (TP. HCM) vào cuộc điều tra sau trình báo của ông Phạm Tùng Linh về việc liên tục bị "khủng bố" dù không mâu thuẫn với ai.
Ông Linh cho biết, từ đầu tháng 7, tiệm phở của gia đình trên đường Pasteur (quận 3) đã 8 lần bị tạt sơn, mắm tôm, lòng heo, đồ bẩn. Ban đầu, các nhóm thanh niên thực hiện hành vi vào ban đêm. Những ngày gần đây, chúng tấn công quán cả ban ngày. Rất nhiều thực khách, nhân viên hoảng sợ vì bị văng đồ bẩn vào người.
Theo chủ quán phở, nguyên nhân có thể là một người quen của ông mượn tiền nhiều nơi rồi bỏ đi đâu không rõ. Người này kinh doanh điện thoại rồi chuyển sang mua bán ôtô, nhưng không liên quan đến gia đình ông Linh.
Trước vụ việc này, PV Phụ nữ sức khoẻ đã lắng nghe chia sẻ của Luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc công ty luật TNHH LSX - đoàn Luật sư TP.Hà Nội).
Theo đó, luật sư Quách Thành Lực nhấn mạnh, ông Linh không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho bất cứ ai, bởi nghĩa vụ của ai người đó chịu trách nhiệm.
Trả lời câu hỏi về hành vi tạt sơn, ném mắm tôm vào quán nhiều lần sẽ bị xử lý thế nào? Luật sư Lực cho biết: “Những trò trả thù như ném “bom” bẩn vào nhà người khác là hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu đồng theo Điểm a Khoản 2 Điều 7 của nghị định của chính phủ số 167/2013/NĐ-CP.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác. Nếu các nhóm người này chỉ thực hiện hành vi với mục đích làm bẩn nơi ở vì lý do ganh ghét thì cơ quan chức năng xem xét xử lý vi phạm hành chính”.
Tuy nhiên, theo luật sư Lực, ở đây không loại trừ hành vi ném chất thải, chất bẩn với động cơ mục đích gây ức chế cho chủ nhà, để chủ nhà phải bỏ đi nơi khác, không dám sinh hoạt tại nơi ở của mình thì cần phải xem xét dấu hiệu của tội danh “xâm phạm chỗ ở của công dân”, với hành vi chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ. Theo điểm c Khoản 1 điều 158 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, được sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt từ 3 tháng tù đến 2 năm tù.
“Cơ quan chức năng phải bảo hộ được đời sống người dân, để tình trạng người dân làm ăn lương thiện bị khủng bố, tạt chất bẩn, hủy hoại sinh kế thì cơ quan đảm bảo an ninh trật tự nơi ấy phải tự thấy xấu hổ. Để cho cái xấu, cái ác trấn áp cả sự thiện lương, vượt lên cả pháp luật thì người quản lý nơi ấy đã quá thất bại và bất lực”, luật sư Lực bày tỏ.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...