Bạn có biết phúc báo của một người phụ nữ không chỉ liên quan đến tương lai của chính họ mà còn có thể ảnh hưởng đến gia đình, thậm chí cả gia tộc. Dưới đây là những điều nên biết về phúc báo của người phụ nữ và sự ảnh hưởng của nó.

Người ta thường nói: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” để nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình. Theo phong thủy học, người phụ nữ tâm lương thiện sẽ mang tới cho gia đình rất nhiều phúc đức.

Nữ chủ nhân tâm lương thiện, sẽ mang đến cho gia đình và hậu thế vô tận phúc đức, tránh mầm tai vạ cho con cháu; nếu như người phụ nữ mang độc niệm, hành vi không hợp, bất hiếu, dâm loạn, sẽ làm cho gia mất đi an bình, không chỉ có nguy hiểm cho bản thân, còn có thể làm loạn gia tộc, cho nên cổ nhân nói “nữ nhân tốt sẽ vượng ba đời, nữ nhân xấu sẽ hoại ba đời” (là chỉ người vợ).


Trời sinh người phụ nữ chính là giữ vai trò thủy, “thủy tính” chính là trong phong thủy trong nhà; người phụ nữ có “thủy tính”, là có tướng vượng phu. Muốn biết người phụ nữ mệnh tốt hay xấu, chính là xem “thủy tính” tốt hay không. “Thủy tính” trong sạch, nhu hòa, có thể làm thay đổi nhân tâm, bồi bổ chỗ khuyết; “thủy tính” bị ô nhiễm đục ngầu, sẽ làm tổn thương gia đình.

Câu chuyện “thần thoại giữa đời thường”

Chuyện “thần thoại giữa đời thường” không phải là hiếm, và câu chuyện này càng cho chúng ta chiêm nghiệm về câu nói đầy ý nghĩa, Phúc đức tại mẫu.

Tại một thành phố nhỏ ở Trung Quốc có một bà mẹ đơn thân sống với con gái ruột và cha mẹ cô. Bà mẹ đơn thân là giáo viên, với mức lương đủ tằn tiện chi tiêu trong cuộc sống giản dị của cả gia đình nhỏ. Mặc dù nghèo nhưng họ sống rất hạnh phúc và yêu thương nhau.

Tuy nhiên cuộc sống bình an của họ bỗng gặp sóng gió bất ngờ. Cô bé khi lên 5 tuổi bị chẩn đoán mắc một chứng thuộc ung thư máu, là loại bệnh nan y. Gia đình họ đã phải bán hết tất cả tài sản dù nhỏ nhoi có được để làm sao cứu sống cô bé vốn là tài sản giá trị nhất của họ. Tuy nhiên sức khỏe cô bé không hề khá hơn mà ngày càng tồi tệ đi, các bác sĩ tư vấn rằng ghép tủy là lựa chọn duy nhất để giành lấy sinh linh bé nhỏ này từ tay Tử thần vốn đang rất gần.

Người mẹ muốn xét nghiệm với hy vọng có cơ hội cứu con gái yêu. Thật không may là tủy của cô không phù hợp với con gái ruột của mình, nhưng lại cần để ghép tủy cho một cậu bé khác cũng mắc bệnh tương tự. Vì vậy các bác sĩ đã thuyết phục cô hiến tủy cứu cháu bé con người khác.

Cha mẹ cô không đồng tình, vì nếu có chuyện gì xảy ra với con gái họ, cháu của họ sẽ ra sao? Gia đình ai là người gánh vác đây? Tuy nhiên khi người mẹ của cậu bé đáng thương đó tới cầu xin, cô đã mủi lòng thương xót và chấp nhận sẽ hiến tủy giúp họ.

Để có thể hiến tủy, người mẹ đơn thân phải dùng thuốc kích một số tế bào gốc, vốn là điều rất khó chịu và gây đau đớn. Nhưng cô vẫn chấp nhận và quyết tâm chịu đựng để cứu cháu bé con người ta. Cuối cùng cậu bé đã được cứu sống nhờ sự hy sinh của cô. Gia đình họ vô cùng cảm kích, đã mang tới nhà cô 50.000 Nhân Dân tệ vốn là tất cả những gì họ có để cảm ơn.

Tuy nhiên người mẹ đơn thân nhân hậu và dũng cảm ấy đã từ chối, cô nói rằng họ cần số tiền này để giúp cháu bé sớm bình phục hoàn toàn.

Cha mẹ cậu bé vô cùng cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của người mẹ đó, và họ đã kể lại câu chuyện này với truyền thông. Rất nhiều người khi biết được câu chuyện cảm động này đã tình nguyện quyên tiền để giúp gia đình cô vượt qua cơn hoạn nạn.

Có một thanh niên là công nhân nghèo cũng đã tình nguyện đem tặng 300 Nhân Dân tệ vốn là tiền dành dụm từ lúc đi làm tới giờ để mong cứu cháu bé. Tuy nhiên một vài ngày sau cậu thanh niên này lại gõ cửa nhà người mẹ đơn thân và nói rằng cha anh lại vừa bị chẩn đoán ung thư và cần 2.000 Nhân Dân tệ để làm phẫu thuật. Anh muốn mượn tạm tiền của cô. Cha mẹ cô cho rằng đó là kẻ lừa đảo và không muốn cho mượn tiền. Tuy nhiên người mẹ đơn thân ấy không nghĩ vậy. Cô đã tới tìm hiểu tại bệnh viện và biết đó là sự thật, vì thế vội về nhà và mang tiền tới giúp cậu thanh niên.

Ngày cứ thế dần trôi, và chẳng ai có tủy phù hợp với con gái yêu của cô. Người mẹ đáng thương này cũng dần hết tiền được quyên góp. Cô như bị dồn vào bước đường cùng, không còn hy vọng, cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng. Ngày nào cô cũng khóc thầm vì thương con gái bé bỏng của mình, cô sợ sắp phải mất con yêu.

Tuy nhiên như có một phép nhiệm màu xảy đến, khi cô rơi xuống tâm trạng tuyệt vọng nhất từng có ở một người mẹ, thì các bác sĩ thông báo tình hình sức khỏe của cô bé bất ngờ cải thiện. Dần dần con gái cô bình phục mà không cần phải ghép tủy. Và cuối cùng cô bé đã chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo này để trở về bên vòng tay yêu thương bao la của mẹ. Câu chuyện trên thực sự đã xảy ra, và người dân địa phương họ nói rằng: “Phúc đức tại mẫu”, chính ông Trời đã cảm động trước tấm lòng lương thiện của người mẹ nhân hậu mà ban phép lạ cứu sống con gái cô, cho mẹ con họ có cơ hội đoàn tụ.

Phúc đức tại mẫu, câu nói này quả không sai.

Chín tháng mười ngày mang con trong dạ, đến khi chào đời, ôm ấp bú mớm nâng niu… những điều đó đã làm cho vai trò làm mẹ của người phụ nữ trở thành mật thiết, gắn liền với cuộc sống người con hơn. Ngay từ khi em bé bắt đầu hoài thai, em đã mang trọn vẹn những gì mà cha và mẹ cho mình. Từng ngày, và từng giờ em lớn lên, sống bằng những dòng máu nóng của mẹ, và ảnh hưởng từng hơi thở, lời nói, hay một tác động nhỏ của mẹ. Khi lọt lòng, dù em chưa nhìn thấy mẹ là ai, nhưng bản năng đã chỉ cho em biết rõ ràng chỉ có một người nào đó mới chính là mẹ em. Mũi em đánh hơi thấy mẹ, tay em quờ quạng, môi em hé mở nuốt dòng sữa thơm tho chắt chiu từ mẹ, nguồn cung cấp cho em sinh lực đầu đời. Và rồi em hoàn toàn lệ thuộc vào người ấy. Đó cũng là sức mạnh vô hình và siêu việt của người mẹ.Người Việt Nam có câu: “Phúc đức tại mẫu”. Phúc đức, theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là “điều tốt lành để lại do con cháu do ăn ở tốt, theo quan niệm truyền thống”. Con cái được thừa hưởng điều tốt lành, may mắn từ người mẹ, do cách ăn ở cư xử, sự gương mẫu, cách giáo dục của người mẹ mà ra. Người mẹ chính là thầy dạy đầu tiên của việc hình thành nhân bản nơi đứa con.