Người phụ nữ đi cấp cứu do kẹt răng giả trong đường thở
Sáng 15/6, TS.BS chuyên khoa II Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng (TP.HCM) cho biết đơn vị này vừa nọi soi gắp dị vật cho ca bệnh khá hiếm gặp.
Bệnh nhân là chị H.T.T.H., 29 tuổi, ngụ TP Thủ Đức. Chị H. kể lại trong lúc súc miệng thì đột ngột sặc, ho nhiều, sau đó ho khan, kèm đau ngực.
"Khi nhìn lại thấy hàm trên mất một chiếc răng cửa, tôi tá hỏa dùng tay móc họng để nôn ra nhưng càng khó thở hơn, khi thở vào thấy đau ở họng", chị H. kể lại.
Hai ngày sau, tình trạng đau ngày một nhiều, chị H. quyết định đến khám tại bệnh viện ở TP Thủ Đức nhưng không phát hiện dị vật.
Khi đến Bệnh viện Tai Mũi Họng, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Tùng, trưởng tua trực cấp cứu, cho biết qua khai thác bệnh sử, chị H. khai mất chiếc răng giả nên nghi ngờ chiếc răng rơi vào đường thở.
Đúng như dự đoán, qua chụp CT Scan, các bác sĩ phát hiện trong phế quản thùy dưới của bệnh nhân có dị vật kim loại cản quang, kích thước 12 mm.
Bệnh nhân được xét nghiệm tiền phẫu, bác sĩ giải thích tình trạng cho người nhà sau đó nhanh chóng chuyển đến phòng nội soi để kiểm tra dị vật.
"Khi đưa ống nội soi vào phế quản đến gần thùy dưới phổi, chúng tôi phát hiện chiếc răng giả, đầu trên là móc sắt. Xung quanh vùng dị vật phù nề, rướm máu. Đây là vị trí khó lấy do móc sắt cắm chặt vào thành phế quản, nếu không lấy khéo léo, các móc sắt sẽ gây phù nề, áp xe", bác sĩ Tùng nói.
Dị vật đường thở là răng giả hiếm, thường gặp ở những nước đang và kém phát triển.
Một tuần sau khi lấy dị vật, bệnh nhân được điều trị nội khoa để tránh tình trạng viêm phổi và khỏe mạnh xuất viện.
TS.BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng, cho biết dị vật đường thở thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, với người lớn, tỷ lệ hóc dị vật tại khu vực này chiếm khoảng 5-6%.
Dị vật đường thở là những vật mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế quản phân thùy.
Khi dị vật lọt qua thanh môn dẫn đến hội chứng xâm nhập, phản xạ co thắt khiến người bệnh ho sặc, tím tái. Ở người lớn, hội chứng xâm nhập thường thoáng qua nên dễ bỏ sót, gây nhiều biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
TS Minh khuyến cáo nếu người dân gặp các vấn đề về răng giả, tốt nhất nên đến thăm khám để có biện pháp cố định răng, tránh tai nạn ảnh hưởng sức khỏe.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....