Người phụ nữ cắt bỏ hoàn toàn tử cung vì chủ quan với dấu hiệu này khi đi vệ sinh, phụ nữ cần hết sức lưu ý
Người phụ nữ cắt bỏ hoàn toàn tử cung
Theo trang (sohu) người phụ nữ này họ Ngô (57 tuổi), cô là người khỏe mạnh, vì cô là giáo viên dạy múa nên cô chăm sóc cơ thể rất chu đáo, nhất là vùng kín. Tuy nhiên, đời không ai đoán trước được điều gì, cô đau đớn khi biết mình mắc phải căn bệnh quái ác này.
Cô Ngô cho biết, cách đây 5 năm mỗi khi đi vệ sinh cô thường thấy phần thân dưới của mình có 1 ‘miếng thịt’ nhỏ trồi ra ngoài, ‘miếng thịt’ cũng lớn dần theo thời gian. Lúc này cô không bận tâm lắm vì nghĩ rằng đó là dấu hiệu của tuổi già. Cho đến khi ‘miếng thịt’ to lên bất thường và mỗi khi ngồi nó lại trồi ra ngoài, chỉ khi cô nằm thì mới thu vào trong.
Nhận thấy tình trạng không ổn nên con gái cô đã đưa cô đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây các bác sĩ cho biết phần thịt đó chính là tử cung của cô. Hiện tại cô đang gặp phải căn bệnh sa tử cung.
Ban đầu cô được bác sĩ chỉ định mổ, nhưng cô lại không đồng ý. Cho đến thời gian sau đó phần tử cung của cô bắt đầu bị viêm nhiễm nặng và bắt buộc cô phải chấp nhận cắt bỏ hoàn toàn tử cung của mình.
Sa tử cung là gì?
Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và suy yếu, không nâng đỡ đầy đủ cho tử cung. Tử cung sa vào trong âm đạo.
Sa tử cung có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh và có một hoặc nhiều lần sinh con ngả âm đạo.
Sa sinh dục có thể gây tình trạng tử cung sa xuống, thò âm đạo, hoặc lộ ra ngoài âm đạo, và mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Những triệu chứng ban đầu của bệnh sa tử cung
Sa tử cung nhẹ thường không gây triệu chứng gì, nhưng với mức độ sa nhiều hơn gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì cần được điều trị.
Những triệu chứng sa tử cung mức độ trung bình hoặc nặng bao gồm:
Cảm giác căng tức hoặc trằn nặng vùng chậu
Khối mô sa ra ngoài từ âm đạo
Rối loạn đi tiểu như tiểu không kiểm soát, tiểu khó
Rối loạn đi tiêu.
Cảm giác như ngồi trên trái bóng hoặc có vật gì đó trong âm đạo
Cảm giác âm đạo chật chội khi quan hệ tình dục.
Nguyên nhân sa tử cung
Sa tử cung có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh, đặc biệt là khi thai phụ sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu.
Thai phụ lao động quá sức sau khi sinh, khiến cho các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương, trong khi các cơ quan này chưa phục hồi hoàn toàn sau khi sinh, dẫn tới thành tử cung bị sa xuống.
Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể là nguyên nhân sa tử cung, chẳng hạn như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường,...
Phụ nữ sau sinh bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện, dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng và gây ra bệnh.
Can thiệp y khoa trong khi sinh: bao gồm phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....