Người phụ nữ bị vô sinh suốt 8 năm, đi khám thấy “vùng kín” giăng kín như mạng nhện
Người phụ nữ tên Zhuang, 31 tuổi, sống ở huyện Chương Hóa (Trung Quốc) đã kết hôn được 8 năm nhưng không có con. Do từng bị tắc nghẽn ống dẫn trứng nên người phụ nữ đã phẫu thuật nội soi. Cô cũng từng tiến hành làm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng lại bị mang thai ngoài tử cung.
Bác sĩ Cai Fengbo, trưởng khoa Sản-Phụ khoa từng có 20 năm kinh nghiệm điều trị vô sinh ban đầu nghi ngờ ống dẫn trứng của nữ bệnh nhân có lẽ bị tắc nên tiến hành nội soi cho cô. Kết quả bác sĩ phát hiện tử cung của người phụ nữ có chất nhầy giăng "lưới" như mạng nhện. Dù đã có nhiều năm làm việc nhưng chưa bao giờ bác sĩ Cai Fengbo nhìn thấy tình trạng này.
Tiếp tục kiểm tra đầu dò kỹ hơn thì nhận thấy cấu trúc “mạng nhện” này khá lớn, bác sĩ Cai Fangbo liền nghĩ tới có khả năng bệnh nhân bị nhiễm chlamydia bởi chlamydia dễ tạo ra những vết nhầy có dạng như lưới nhện. Vì vậy, bác sĩ đã lấy chất nhầy cổ tử cung của bệnh nhân và đem đi xét nghiệm, phát hiện ra nữ bệnh nhân dương tính với chlamydia.
Bác sĩ Cai Fengbo sau đó đã đề nghị người phụ nữ sử dụng kháng sinh và sau một thời kiểm tra lại phát hiện không có vấn đề mới tiếp tục tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.
Bệnh Chlamydia - "vua" của các loại bệnh tình dục
Mọi người đều nghĩ rằng các bệnh lây truyền qua đường tình dục phải là giang mai và lậu, nhưng chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Miễn là đàn ông và phụ nữ có quan hệ tình dục thì đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Nó có khả năng gây vô sinh cao nhất và nó được gọi là kẻ giết người thầm lặng hoặc kẻ giết người vô hình.
Chlamydia là bệnh rất phổ biến và có khoảng 131 triệu người trên thế giới mắc bệnh này mỗi năm. Bệnh ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới, đặc biệt phổ biến ở độ tuổi dưới 25.
Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn gọi chlamydia trachomatis gây ra. Bạn không thể biết bản thân có nhiễm chlamydia hay không vì nó không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.
Nếu có triệu chứng, các dấu hiệu thường thấy là đau bộ phận sinh dục và dịch tiết ra từ âm đạo hoặc dương vật. Bệnh chlamydia có thể gây viêm cổ tử cung, hậu môn, niệu đạo, mắt và cổ họng.
Nếu bạn nhiễm chlamydia khi đang mang thai, con bạn cũng sẽ nhiễm bệnh gây ra viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt. Bạn có thể điều trị bệnh chlamydia dễ dàng, nhưng quan trọng nhất là không được để sót hay bỏ qua. Nếu không chữa trị, chlamydia sẽ làm bạn khó có thai.
Ngoài vô sinh, bệnh chlamydia có thể gây ra các biến chứng khác, chẳng hạn như:
- Bệnh viêm vùng chậu (PID): PID xảy ra khi vi khuẩn lan truyền, làm lây nhiễm cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. PID có thể dẫn đến vô sinh, thai ngoài tử cung hoặc đau vùng chậu mãn tính;
- Viêm bàng quang: tình trạng này xảy ra khi bàng quang bị viêm;
- Viêm tuyến tiền liệt: tình trạng này xảy ra khi tuyến tiền liệt bị sưng;
- Hội chứng Reiter: hội chứng này gồm các triệu chứng viêm khớp, mắt đỏ và các bất thường đường tiết niệu.
- Các bệnh nhiễm khuẩn khác: bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc niệu đạo ở nam giới, niêm mạc trực tràng hoặc mắt.
Dấu hiệu khi mắc bệnh Chlamydia
Khi ở giai đoạn đầu, người bệnh hiếm khi có các dấu hiệu và triệu chứng. Một số triệu chứng có thể bao gồm:
- Sưng xung quanh âm đạo hoặc tinh hoàn;
- Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu;
- Đau bụng dưới;
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Sốt nhẹ;
- Tiết dịch âm đạo bất thường;
- Tiết dịch từ dương vật;
- Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục;
- Đau tinh hoàn.
Những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong 1-3 tuần sau khi bạn nhiễm bệnh.
Việc kiểm tra chlamydia không khó. Các cô gái có thể lấy máu hoặc kiểm tra chất nhầy cổ tử cung. Các chàng trai có thể kiểm tra tinh trùng, hoặc họ có thể lấy máu. Một khi bạn đã nhiễm chlamydia, đừng lo lắng, kháng sinh có thể chữa khỏi bệnh sau 1-2 tuần. Hãy nhớ rằng các cặp vợ chồng nên được điều trị cùng nhau, nếu chỉ một bên được điều trị, người kia không chữa thì bạn vẫn có thể mắc lại.
Nhiễm sán chó là gì?
Thời gian gần đây, tôi hay bị nổi các mẫn ngứa rải rác toàn thân, lúc có lúc không. Uống...
Bị đau đầu uống trà gừng được không?
Người bị đau đầu nên đi thăm khám để được tư vấn về việc nên uống trà gừng hay không.
Nhiệt miệng kéo dài, tái phát liên tục: Dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, do vậy nhiều người hay nhầm lẫn...
Ung thư dạ dày có uống sữa được không?
Người bệnh ung thư dạ dày cần chế độ ăn cân bằng đủ dinh dưỡng để đề phòng tình trạng...