Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì?
Sản phẩm từ sữa
Có thể bạn từng nghe nói uống nhiều sữa làm tăng sản xuất chất nhầy. Điều này không hoàn toàn đúng. Theo tổ chức COPD Foundation, các loại thực phẩm như sữa, pho mát và sữa chua không thúc đẩy cơ thể tạo ra chất nhờn dư thừa, nhưng chúng có thể làm cho chất nhầy trở nên dày hơn, gây khó thở.
Nếu phải lựa chọn, bạn nên giữ cho lượng chất nhầy ổn định và tạm thời bỏ qua canxi, vitamin D cùng các chất dinh dưỡng khác mà sản phẩm từ sữa cung cấp.
Chống đầy hơi
Đối với bệnh nhân COPD, đầy hơi có thể làm tăng áp lực lên cơ hoành, làm trầm trọng thêm chứng khó thở. Các loại nước ngọt có ga, sủi bọt và các loại thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ là nguyên nhân thường gây đầy hơi khó tiêu; ngoài ra, đồ chiên còn chứa nhiều chất béo bão hòa và calo khiến bạn tăng cân.
Mặt khác, nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng gây đầy hơi, bao gồm các loại rau họ cải như: cải xanh, cải bắp, cải xoăn, cải Brussels, súp lơ và cải bó xôi.
Những thực phẩm này là nguồn cung cấp vitamin C và A, nhưng bạn có thể nhận được các chất dinh dưỡng trên từ thực phẩm thay thế khác, bao gồm trái cây họ cam quýt, cà rốt, bí đỏ và khoai lang.
Giảm nitrat
Nghiên cứu đăng trên tạp chí European Respiratory Journal cho thấy, ăn thực phẩm chứa nhiều nitrat, thường sử dụng để bảo quản các loại thịt chế biến sẵn, có thể làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đến mức bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu.
Một số nghiên cứu còn cho rằng ăn nhiều nitrat khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Ngoài ra, nitrat có thể làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.
Tiêu thụ hơn một lát thịt xông khói mỗi ngày có thể gây hại, do đó bệnh nhân cần hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa nhiều nitrat như: xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội và các loại thịt chế biến sẵn khác.
Tránh tác nhân dị ứng
Dị ứng thực phẩm thường đi kèm những triệu chứng hô hấp như: ho, khó thở, thở khò khè và co thắt phế quản. Nếu từng dị ứng thực phẩm, bạn biết rõ những gì mình nên và không nên ăn.
Các chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất gồm: trứng, quả hạch, lúa mì và ngũ cốc có chứa gluten (đối với những người mắc bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten), sữa, đậu phộng, đậu nành. Còn ở nhóm động vật có vỏ và một số hải sản dễ gây dị ứng gồm: cua, tôm, ốc và hàu.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....