Bệnh nhân có sỏi thận như san hô

Người đàn ông 62 tuổi sống ở Hưng Yên, ông được đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau thắt lưng dữ dội.

Qua thăm khám và siêu âm, bác sĩ phát hiện người bệnh có sỏi san hô kích thước rất lớn 61x23mm, chiếm hết cả thận, sỏi niệu quản trái 1/3 dưới kích thước 9x17mm gây ứ nước thận phải độ III. Sau hội chẩn chuyên khoa, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da.

Sau ca phẫu thuật các bác sĩ đã tìm hiểu nguyên nhân. Lúc này ai cũng tá hỏa khi biết ông đã được chẩn đoán là sỏi thận lâu ngày, nhưng vì nghe theo những bài thuốc truyền miệng từ dân gian. Từ đó, ngày nào ông cũng sắc thuốc lá để uống. Tuy nhiên sỏi thận của ông vẫn không thuyên giảm, cho đến lúc cơn đau dữ dội kéo đến ông không thể chịu nổi thì mới được người nhà đưa đến bệnh viện để kiểm tra.

Uống thuốc lá chữa bệnh thận người đàn ông bị sỏi bám như san hô (Ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân gây sỏi thận

Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau.

Sỏi thận hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể kể đến các nguyên nhân sỏi thận như sau:

Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.

Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.

Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.

Nằm một chỗ một thời gian dài.

Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.

Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C.

Triệu chứng điển hình của sỏi thận

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.

Tiểu ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu.

Cảm giác buồn nôn và nôn do khi bị sỏi thận gây ra những ảnh hưởng trong đường tiêu hóa dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.

Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.